Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

NHỚ AI


AI NHỚ-NHỚ AI
(Thuận nghịch độc)
               
 Vũ Giang

1. Bài thơ gốc 

Ai nhớ xuân vui đến tết chơi
Bạn bè chung rượu chén đầy vơi
Mai Đào nụ thắm chồi xanh biếc
Cúc Huệ thơm hương sắc thắm tươi
Trai gái vấn vương vui hội lễ
Trẻ già thăm hỏi mến yêu người
Hoài mong nỗi nhớ thương quê vắng
Ai đến trao duyên gửi nụ cười.


2. Đọc ngược bài gốc từ dưới lên,
ta được bài 2:


Cười nụ gửi duyên trao đến ai
Vắng quê thương nhớ nỗi mong hoài
Người yêu mến hỏi thăm già trẻ
Lễ hội vui vương vấn gái trai
Tươi thắm sắc hương thơm Huệ Cúc
Biếc xanh chồi thắm nụ Đào Mai
Vơi đầy chén rượu chung bè bạn
Chơi tết đến vui xuân nhớ ai .


3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc
ta có bài 3:


Xuân vui đến tết chơi
Chung rượu chén đầy vơi
Nụ thắm chồi xanh biếc
Thơm hương sắc thắm tươi
Vấn vương vui hội lễ
Thăm hỏi mến yêu người
Nỗi nhớ thương quê vắng
Trao duyên gửi nụ cười


4.Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
đọc ngược từ dưới lên,ta được bài 4
(ngũ ngôn bát cú,luật bằng vần bằng)


Gửi duyên trao đến ai
Thương nhớ nỗi mong hoài
Mến hỏi thăm già trẻ
Vui vương vấn gái trai
Sắc hương thơm Huệ Cúc
Chồi thắm nụ Đào Mai
Chén rượu chung bè bạn
  Đến vui xuân nhớ ai .


5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
ta được bài 5 (tám câu x 4 chữ)


Ai nhớ xuân vui
Bạn bè chung rượu
Mai Đào nụ thắm
Cúc Huệ thơm hương
Trai gái vấn vương
Trẻ già thăm hỏi
Hoài mong nỗi nhớ
Ai đến trao duyên .


6.Bỏ ba chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
đọc ngược từ dưới lên,ta được
bài 6( tám câu x bốn chữ)


Cười nụ gửi duyên
Vắng quê thương nhớ
Người yêu mến hỏi
Lễ hội vui vương
Tươi thắm sắc hương
Biếc xanh chồi thắm
Vơi đầy chén rượu
Chơi tết đến vui .


7.Bỏ bốn chữ đầu mỗi câu trong bài gốc,
ta được bài 7( tám câu x ba chữ)


Đến tết chơi
Chén đầy vơi
Chồi xanh biếc
Sắc thắm tươi
Vui hội lễ
Mến yêu người
Thương quê vắng
Gửi nụ cười .


8. Bỏ bốnchữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
đọc ngược từ dưới lên,ta được
bài 8 ( tám câu x ba chữ) .


Trao đến ai
Nỗi mong hoài
Chào già trẻ
Vấn gái trai
Thơm Huệ Cúc
Nụ Đào Mai
Chung bè bạn
  Xuân nhớ ai .
                                     28-8-2011


Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

THƠ VUI

THƠ VUI
            Thuận Nghịch độc
                 Vũ Giang
1. Bài thơ gốc
Xuôi đọc ngược thơ có giải sầu
Thú chơi sau trước thuận vần câu
Tươi vui thấy mạch thông mà ngược
Cười để đọc thơ còn có đâu
2. Đọc ngược bài gốc từ dưới lên,
 ta được bài 2:
Đâu có còn thơ đọc để cười
Ngược mà thông mạch thấy vui tươi
Câu vần thuận trước sau chơi thú
Sầu giải có thơ ngược đọc xuôi
3. Bỏ hai chữ đầu mỗi câu trong bài gốc
ta có bài 3:
Ngược thơ có giải sầu
Sau trước thuận vần câu
Thấy mạch thông mà ngược
Đọc thơ còn có đâu
4.Bỏ hai chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
đọc ngược từ dưới lên,ta được bài 4
(ngũ ngôn tứ tuyệt, luật bằng vần bằng)
Còn thơ đọc để cười
Thông mạch thấy vui tươi
Thuận trước sau chơi thú
Có thơ  ngược đọc xuôi
5. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
 ta được bài 5 (bốn câu x 4 chữ)
Xuôi ngược đọc thơ
Thú chơi sau trước
Tươi vui thấy mạch
Cười để đọc thơ
6. Bỏ ba chữ cuối mỗi câu trong bài gốc,
 đọc ngược từ dưới lên
ta có bài 6 (bốn câu x 4 chữ)
Thơ đọc để cười
Mạch thấy vui tươi
Trước sau chơi thú
Thơ ngược đọc xuôi

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

VỊNH CÂY ĐÀO THẾ

  VỊNH CÂY ĐÀO THẾ
   (Họa nguyên vận thơ Nguyễn Sĩ Tân )
                                                                       Vũ Giang 
 
Cây đào bác tặng đến tôi đây
Khéo lắm bàn tay tuyệt quá thay
Yểu điệu trên cành đầy nụ trổ
Thướt tha hoa thắm cả thân cây
Cong cong dáng vẻ hình non nước
Uốn lượn như rồng cất cánh bay
Đẹp quá khen ai người đã tạo
 

Niềm vui ngày tết được tràn đầy

VỊNH CÂY MAI

VỊNH CÂY MAI 
                                                       Vũ Giang
alt
Cây mai một gốc trổ nhiều cành
Lộc biếc bông vàng nụ quấn quanh
Ngày tết đơm hoa khoe sắc thắm
Thu về chen lá một màu xanh
  Cành trên uốn lượn trông tha thướt
  Nhánh dưới cong mình thấy mỏng manh
  Ngẫm gốc Mai Già như Quốc tổ
  Đệ Huynh Trăm Họ tựa chồi xinh

Thứ Hai, 22 tháng 8, 2011

HỌC GÌ TRƯỚC



Chữ Tâm

HỌC GÌ TRƯỚC
  
  (Cái vòng luẩn quẩn)

Chẳng ai muốn vào tù tội

Ỏ đời giữa chốn nhân gian
Nhưng bởi suy đồi đạo đức
Cho nên  họ mới làm càn

Kinh doanh qua nhiều cửa ải

Đầu vào còn thiếu mấy liên
Xe chạy ngoài đường lấn vạch
Chi ra một tí khỏi phiền

Cha nói cha mời tiếp bạn

Nhưng là có họ hàng chi ?
Mấy ông thổi còi hạch sách
Chứ đâu phải khách đâu mà

 
Ráng sống vui vẻ thuận hoà
Khách lạ với nhà cùng lợi
Mai đây dạy thằng cháu nội
Sắm còi cho nó thổi to...

Muốn hết cái vòng luẩn quẩn

Bây giờ nghề dạy phải lo
Nên dạy làm người trước đã
Dạy sau cái chữ cho trò.

   
           

HOÀNG HÔN TRÊN BIỂN


ẢNH HOÀNG HÔN TRÊN BIỂN

HOÀNG HÔN TRÊN BIỂN

Nắng chiều tắt lịm dưới trùng khơi
Còn lại hai ta bến vắng người
Anh giữ mái chèo khua mớn nước
Bồng bềnh em bởi mạn thuyền trôi
Trao  đi  nỗi  nhớ, nơi  sâu thẳm
Gởi lại tình thương, tận cuối trời
Ta ước đêm dài  yên lặng mãi
Cho đời  đọng  lại  chút chơi vơi .!!!

                                                 31/05/2011

HUYỀN ẢO TÂY HỒ

HUYỀN ẢO TÂY HỒ
TRONG LỄ CẦU SIÊU


Ảnh Ngô Toàn Thắng
                                                                    Vũ Giang
Như thấp thoáng bóng linh hồn qua lại
Đang lao xao rung động sóng Tây Hồ
Của màu vàng chìm nổi nhấp nhô
Trong màu đỏ ảo mờ tan vào nước

Gữa đêm đen nổi hai màu sáng rực
Phút âm dương hoà hợp đất trời này
Lễ cầu siêu lan toả khắp nơi đây
Hồn vất vưởng có được ngày siêu thoát !

                                                                  03/2011
----------------------
( Cảm  bức ảnh huyền ảo Tây Hồ trong đêm lễ cầu siêu )

VÀ ĐÂY  ẢNH BAN NGÀY

Du lịch tâm linh quanh Hồ Tây


- Trong những ngày xuân, một trong những địa chỉ bạn không thể bỏ qua là đi lễ và vãn cảnh xuân xung quanh Hồ Tây.
Lâu đời nhất của Thăng Long – Hà Nội và cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Việt Nam là chùa Trấn Quốc nằm trên một bán đảo ven Hồ Tây.
Vào thời vua Lý Nam Đế (544-548), chùa có tên là Khai Quốc, ở trên bãi Yên Hoa, bên bờ sông Hồng. Đến niên hiệu Đại Bảo, đời vua Lê Thái Tông, chùa được đổi tên thành An Quốc. Đến đời Lê Trung Hưng năm 1615, do bãi sông bị lở gần vào đến chùa, nhân dân phường Yên Hoa (sau này là Yên Phụ) mới dời chùa vào đảo Cá Vàng ở Hồ Tây, là địa điểm hiện nay của chùa.

 Ảnh minh họa
 Chùa Trấn Quốc hiện còn lưu giữ 14 tấm bia. Cảnh quan của chùa rất ấn tượng với vườn tháp.

Chùa được dựng trên nền cũ cung Thúy Hoa (thời nhà Lý) và điện Hàn Nguyên (thời nhà Trần). Sau đó, người ta cho đắp đê Cố Ngự (sau đọc chệch ra Cổ Ngư) và tạo đường nối từ đê với đảo Cá Vàng.
Chùa được trùng tu với quy mô lớn nhất là vào đời vua Lê Thần Tông năm 1639. Đến niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) đời vua Lê Hy Tông, chùa đổi tên là Trấn Quốc. Đầu đời nhà Nguyễn (Năm 1821, vua Minh Mạng và năm 1842, vua Thiệu Trị) chùa lại được trùng tu, đúc chuông, đắp tượng.
Chùa Trấn Quốc có ba nếp nhà chính là tiền đường, nhà thiêu hương và thượng điện nối thành hình chữ “Công”. Hai bên nhà thiêu hương và thượng điện là hai dãy hành lang. Sau thượng điện là gác chuông. Bên phải là nhà tổ và bên trái là nhà bia.
Trong chùa hiện nay còn lưu giữ 14 tấm bia. Chùa còn có vườn tháp lớn với rất nhiều tháp. Ở khuôn viên chùa có cây bồ đề xum xuê cành lá là quà tặng của Tổng thống Ấn Độ khi ông đến thăm Hà Nội năm 1959. Kiến trúc và điêu khắc của chùa có dấu ấn vào khoảng đầu thế kỷ 19. Trong chùa có nhiều tượng đẹp, đặc biệt là có tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn bằng gỗ thếp vàng lộng lẫy.Nhưng trước khi vào Chùa Trấn Quốc bạn có thể ghé vào đền Quán Thánh, nằm ngay đầu đường Thanh Niên.
Theo giới thiệu của nhiều người, đền Quán Thánh nằm án ngữ ngay đầu đường Thanh Niên nên cũng được hiểu như “ông Thánh” của vùng đất Hồ Tây này.

 Ảnh minh họa
 Đền Quán Thánh hay còn gọi là đền Trấn Vũ nằm ngay đầu đường Thanh Niên

Khi đã qua chùa Trấn Quốc, một điểm đến hấp dẫn khác, mà không một người đi du xuân nào nên bỏ qua đó là Phủ Tây Hồ.
Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây. Ở ngay đầu làng có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mẫu (Thánh Mẹ). Hàng năm vào rằm tháng riêng âm lịch, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây và địa danh khác của Hà Nội.
Sự tích vị Thánh Mẫu thờ trong Phủ Tây Hồ được người dân tổng Thượng, huyện Phụng Thiên xưa (nay là vùng Yên Phụ, Nghi Tàm, Tây Hồ, Quảng Bá, Xuân La, Vạn Dâu) kể lại rằng: Quỳnh Hoa là con gái Ngọc Hoàng thượng đế ở Đệ nhị Thiên Cung, do đánh rơi chén ngọc dâng rượu chúc thọ đã phải xuống trần gian đầu thai làm Giáng Tiên - con gái thường dân Lê Thái Công ở An Thái - Vân Cát - Vụ Bản - Nam Định vào năm 1557. Lớn lên, có nhan sắc tuyệt trần, lại giỏi thi thơ, song lấy chồng và sinh con - một trai, một gái - thì Giáng Tiên chớp mắt thăng thiên đình. Nàng giáng trần lần thứ nhất để gặp lại người thân, có hai nữ thần Quế Nương, Thị Nương hậu vệ; lần hai hiển linh để cứu nhân độ thế, trừng phạt kẻ bất lương trêu ghẹo người này, lại gia ơn cho kẻ khác và du ngoạn khắp chốn danh lam, giáng bút đề thơ.
 Ảnh minh họa
 Phủ Tây Hồ- nơi thờ mẫu Liễu Hạnh nổi tiếng cả nướ
Có truyền thuyết kể rằng chính tại mảnh đất Phủ Tây Hồ ngày nay, Quỳnh Hoa đã tái ngộ xướng họa thơ văn cùng Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan (lần thứ nhất đàm đạo tại xứ Lạng) trong vai cô chủ quán tửu lâu Tây Hồ phong nguyệt, ít ngày sau Trạng Bùng quay lại đã thấy biến mất cả người lẫn quán, chỉ còn hồ nước mênh mông. Quỳnh Hoa đã được dân chúng lập phủ thờ, đặt tên là Bà Chúa Liễu Hạnh, được xem là một trong bốn vị “tứ bất tử”, là tấm gương về sự tự mình tạo lấy hạnh phúc. Bà Chúa Liễu Hạnh theo quan niệm dân gian đã trở thành một mẫu quyền năng vô lượng và phân thân, hóa thân thành các thần linh cai quản muôn mặt của vũ trụ: Mẫu Cửu Thiên Huyền Nữ cai quản trên trời, Mẫu Thượng Ngàn cai quản núi rừng, Mẫu Thủy (hay Mẫu Thoải) cai quản trên sông biển, thể hiện sự ngưỡng mộ chân thành, coi trọng vai trò của người mẹ.
Nhắc đến tín ngưỡng thờ Mẫu, một địa danh khác cũng không nên bỏ qua là đền An Thọ, tại 12 đường Thanh Niên, Tây Hồ, Hà Nội. Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vĩnh Phúc, đền An Thọ cũng thờ Mẫu Liễu Hạnh  và thờ thành hoàng làng Yên Phụ là Thánh Linh Lang đời Trần và thân mẫu của ngài là Hoàng hậu Minh Đức. Trong những ngày xuân, trong không khí Tết sum vầy, bạn không nên bỏ qua địa chỉ này.
Bên cạnh đó, khi con đường ven Hồ Tây được hình thành, bạn còn có thể đến lễ hoặc vãn cảnh tại 20 đình, đền, chùa, miếu, phủ thờ Mẫu được xếp hạng là di tích quốc gia.
Lam Nguyên
Theo vnmedia.vn
VIẾNG CHÙA TRẤN QUỐC
           (Hoạ nguyên vận thơ Đăng Cang)
                                                                                                           Vũ Giang
Ảnh minh họa

Ngày tết năm nào tôi cũng thăm
Viếng chùa Trấn Quốc sáng đầu năm
Chuông ngân thánh thót vang từng tiếng
Nhịp mõ khoan thai lúc bổng trầm
Bay hết nỗi buồn lên ngọn gió
Cuốn đi phiền muộn đến mây tầng
Ngày xuân tìm đến nơi thiêng ấy
Cảnh sắc yên bình thấy tĩnh tâm !

NGHIÊNG

     
 NGHIÊNG        
                             Vũ Giang
Nghiêng mây xuống cánh đồng chiều 
Cho câu thơ gửi những điều mộng mơ 
Nghiêng gió xuống cánh đồng quê 
Cho con Chiền Chiện bay về bên anh *
Nghiêng nắng
xuống cánh đồng xanh 

Cho cây lúa trổ ngọt lành hương quê 
Nghiêng mưa lúc chớm Đông về 
Cho heo may đến,lòng tê tái chiều 
Nghiêng đời
về phía người yêu 

Cho nàng thơ nói những điều ấy ra  
Nghiêng trăng soi sáng vườn chè
Để cho hai đứa đêm về có nhau 

 Nghiêng chiều về với biển sâu 
Để cho con sóng, tím màu chơi vơi 
  Nghiêng em về phía cuộc đời  
Cho nàng nói nhỏ...tuyệt vời lắm anh !
    8/2011  
* Chim Chiền Chiện hót  ngoài đồng phải ở xuôi chiều gió mới nghe rõ.

GỐC MAI GIÀ

Gốc Mai Già

                                                                                                 Vũ Giang
Cây mai một gốc trổ nhiều cành
Lộc biếc bông vàng nụ quấn quanh
Ngày tết đơm hoa khoe sắc thắm
Thu về chen lá một màu xanh
  Cành trên khúc khuỷu thân to khoẻ
  Nhánh dưới cong cong dáng mỏng manh
  Gốc mẹ Mai Già như Quốc Tổ
Anh em Trăm Họ tựa chồi xanh
alt

Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

NỖI ĐAU DA CAM

NỖI ĐAU DA CAM
                                                       Vũ Giang
 Ôi nỗi đau còn mãiNăm mươi năm rồi
còn đọng lại nơi đây

Tội ác nay, vẫn chưa được phơi bầy
Công lí nay, chưa được toà bảo vệ
Nhớ khi xưa! đàn tầu bay Mĩ
Phun trắng trời, chất độc Da Cam
Cánh rừng già, bỗng chốc tiêu tan
Lá rụng hết, cây chết khô cháy trụi
Nước nhiễm độc, cỏ cây nhiễm độc
Biết bao người vô tội lầm than
Truyền đời sau, di chứng bởi Da Cam
Chúng ta đòi, phải phơi bày tội ác
Họ nói hay nhưng họ làm trái ngược
Nước Mĩ giàu, dân chủ văn minh
Ứng xử với nhau, chưa thấu lí đạt tình
Sao vẫn nói, nhân quyền - dân Chủ ?
Ta vẫn muốn, quên đi quá khứ
Để nhìn về rạng rỡ tương lai
Nhưng than ôi !
Những tấm thân
không nguyên vẹn hình hài
Những cặp mắt vô hồn....ngây dại....
Cái miệng em cười - mà lòng tôi thắt lại
Ai oán  một  oan hồn
một nửa làm người
 một nửa làm  ma

Gặp cảnh này,  ai cũng xót xa
Ai  làm ra chất Da Cam tàn bạo
Ai đã mang rải xuống đất này ?
Trách nhiệm bây giờ, phải thuộc về ai?
Sao vô cảm ? không có lời Sám Hối ?
Ôi thương đau, biết bao người vô tội
Bởi bàn tay, của quân đội Hoa Kỳ
Hỡi các người, công lý, trả lời đi....!
                                08/8/2011

Máy bay Mỹ đang rải chất độc diệt lá xuống Việt Nam trong Chiến dịch Ranch Hand. Ảnh: Mindfully.org

Thứ Ba, 9 tháng 8, 2011

HƯƠNG QUÊ

HƯƠNG QUÊ
 

 Làng trên xóm dưới bộn bề rạ rơm

Hương Quê
 
  Nhớ quê tôi lại tìm về

Làng trên xóm dưới bộn bề rạ rơm


Nhớ mùi hương cốm hương cơm

Chắt ra từ hạt lúa thơm quê nhà

Canh cua, riêu cá, dưa cà

Hơn dùng đặc sản ngồi nhà"năm sao"


Về quê, trong dạ xôn xao

Bờ tre ruộng lúa vẫy chào đón tôi
...
Chạnh lòng tôi nhớ xa xôi

Bao người còn ở muôn nơi chưa về


Bỗng dưng, nhớ buổi chiều quê

Cùng đi nay có, người về người không

Ấy là thương nhớ cánh đồng

Nằm trong dự án bê tông hết rồi


Cuối chiều ngồi nhớ xa xôi

Thế thời đưa cả nhà tôi vào thành

Ngồi rồi nhớ cánh đồng xanh

Hương quê còn có ngọt lành như xưa !

LẠI NGHE EM HÁT

 
 Nghe em hát 
                      Vũ Giang


Từ ngày xưa anh đã nghe em hát
Điệu dân ca, điệp khúc lý qua cầu
Có một thời ta được nắm tay nhau
Em e ấp đứng sau giàn hoa giấy
Hai đứa mình, xa nhau từ ngày ấy

Khói lửa chiến trường
hai đứa bặt tin nhau
Tuổi trăng tròn 
rồi cũng bước qua mau
Em thắp nén nhang
 khấn vái nguyện cầu
Anh thiêng lắm 
âm dương 
đôi đường 
cách biệt...

Em theo chồng vào một ngày giáp tết
Cây nẩy được nhánh mầm
 sao héo hắt một lời yêu
Ngày đầu Đông, năm Ất Mão cuối chiều
Từ cõi chết anh trở về đứng lặng

Bên giàn hoa giấy
giữa đêm dài thanh vắng
Anh lại được nghe em hát ru con 
 Vẫn điệu lý  qua cầu
Ôi tiếng hát ngọt ngào 
Ta muốn gửi sang nhau

Anh vẫn biết.... 
 đời là như thế
Anh và em 
có duyên mà không nợ
Chẳng biết đến bao giờ......
       mình được ở bên nhau.....