Đồng bào đón chào quân giải phóng
KHÔNG THỂ NÀO QUÊN
(Viết về ngày 30/4/1975)
Càng gần đến ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam , lòng mỗi người lính lại trào
dâng cảm xúc khi nhớ lại những ngày tháng hào hùng, những ngày không thể nào
quên!
Vào những ngày này cách nay 38 năm trước, trong
đội hình của Sư đoàn 7 bao vây Sư đoàn 18 của quân đội Sài Gòn tại
Xuân Lộc- Long Khánh cửa ngõ phía đông bắc Sài Gòn, tiểu đoàn quân y của chúng
tôi được chia làm bốn đơn vị phục vụ chiến đấu: trường đào tạo y tá còn ở phía
sau, đội phẫu tiền phương của đại đội 1 đi cùng với trung đoàn 141 và 165, đội
phẫu tiền phương đại đội 2 đi cùng trung đoàn 209 và các đơn vị trực thuộc ,
đại đội 3 bệnh xá của sư đoàn đang tập kết điều trị thương binh tại quận Định
Quán. Đất đồi Long Khánh toàn đá, giữa mùa khô cuốc lên toé lửa. Cây bằng lăng
trụi lá, một vài nương rẫy và những bụi chuối chết khô.
Thế
mà cán bộ chiến sĩ các đơn vị của tiểu đoàn vẫn liên tục di chuyển. Đi đến đâu
chúng tôi cũng phải đào hầm để cất giấu và điều trị thương binh. Không thể để
bàn mổ trên mặt đất vì máy bay, pháo binh bắn liên tục vào đội hình của đơn vị.
Chiến sĩ ta bị thương nhiều lắm chúng tôi phải ưu tiên cấp cứu những
thương binh nặng. Bác sĩ Võ Đức Phổ, tiểu đoàn trưởng, người con của quê
hương Quảng Xương Thanh Hoá, người anh cả của tiểu đoàn đứng bên bàn mổ cả ngày
quên cả ăn uống, hai bàn chân sưng vù mà không hay biết. Chiều về, hai cái đầu
gối bê bết máu. Thì ra bác sĩ leo lên leo xuống mấy lần cái cửa hầm toàn
đá gan gà sắc như dao. Đá cứa vô rách quần chảy máu lúc nào không hay.
Đến ngày 21/4 chốt Long Khánh do sư
đoàn 18 cố thủ bị đánh bại, lính tháo chạy toán loạn đi nhiều hướng, tướng Lê
Minh Đảo về Sài Gòn, đoạn đường từ Long Khánh về Sài gòn đối phương còn chống cự
quyết liệt, nhưng có lẽ ý đồ của chỉ huy chiến dịch để một ít thời gian cho
quân Mĩ di tản khỏi Miền Nam, ở Sài gòn tổng thống Thiệu từ chức ông ta nói
trên đài tôi không làm tổng thống thì tổng thống Hương sẽ làm, sẽ dư ra 1 tay
súng để bảo vệ từng tấc đất...., ngày hôm sau ông ta chuồn mất. Quân ta tiến
công dũng mãnh theo hướng quốc lộ 1, tiến về Biên Hoà. Bác sĩ Đỗ Duy Tôn
tiểu đoàn phó tăng cường về làm chủ nhiệm quân y trung đoàn 165 đi trước.
Nhân lúc kẹt xe, bác sĩ ném vào xe tôi mấy cây thuốc lá “ Robyquen quân tiếp
vụ” (thuốc chỉ dùng trong quân đội SG
không bán ra công chúng).
Trong lúc tiến công chiến đấu trên đường, một số chiến sĩ ta bị thương, thế là
bệnh xá của chúng tôi phải tấp vào ấp Vườn Ngô huyện Trảng Bom lập một trạm sơ
cứu, ngay buổi sáng ngày 30 tháng 4, đơn vị không có lương thực, thực phẩm, xe
hậu cần chuyển lên chưa kịp, thương binh được đưa vào nhà dân. Biết được hoàn
cảnh này đồng bào địa phương mang gạo, mì gói, mấy con gà đến nữa . Bà
con làm hậu cần, làm anh chị nuôi, nấu cháo nuôi dưỡng chăm sóc thương binh.
Đại quân đã tiến vào Sài Gòn thương binh và chúng tôi, những người phục vụ tại
bệnh xá còn nằm ở Trảng Bom, tôi ra ngoài quốc lộ tìm cách chạy về Long Khánh
để chở lương thực, thực phẩm về cho đơn vị. Lúc đã xế chiều, bà con tản cư lần
lượt đi bộ trở về quê, nhiều người quê mãi tận Huế, Đà Nẵng, Nha Trang. Tất cả
đều đi bộ, xách theo can nước , một túi đồ và những thứ gì có thể ăn được. Có
một chiếc xe tải chở cả trăm người chạy ngược trở ra, nhiều thanh niên ở
trần, hỏi ra mới biết họ là lính của đoàn quân thất trận chạy về, không dám mặc
đồ lính vì sợ . . .
Đường xá còn sặc mùi thuốc súng. Xác của những người lính chống cự bị quân ta tiêu diệt còn nằm ngổn ngang khắp đường. Trong khi đó, các cống thoát nước, những mương dẫn nước dọc đường đầy nhóc quần áo mũ sắt, súng đạn, phù hiệu của các quân binh chủng khi bỏ chạy họ trút vào đây. Có lẽ chỉ mong muốn nhanh chóng được làm một người dân bình thường như bao người dân thường khác, họ đã thấy được giá trị của hoà bình.
Tôi ngoắc chiếc xe tải dừng lại, hỏi thăm và muốn nhờ bác tài về Long Khánh chở dùm lương thực cho đơn vị để nuôi dưỡng thương binh. Người tài xế tên Hạo khoảng trên dưới 30 tuổi nói rằng anh ta chạy xe không từ Sài Gòn, gặp bà con di tản là cho đi nhờ về đến Dầu Gây, mời hai anh giải phóng lên xe. Dưới đường có một cặp vợ chồng trẻ, cô vợ đang có bầu, hai vợ chồng đều mặc áo trắng. Trời oi bức, ngột ngạt, tôi chưa thấy một người phụ nữ nào mang bầu mà cái bụng lại lớn như vậy. Hai vợ chồng nhờ bác tài cho quá giang nhưng bác tài bảo hết chỗ. Thấy ái ngại, tôi kêu hai vợ chồng lên ca bin còn tôi và đồng chí Kim leo lên mui xe ngồi.
Chiếc xe tải từ từ chạy về hướng Dầu Gây. Xe đến Dầu Giây, bà con xuống xe, anh tài xế bảo có việc phải về xem gia đình nhà vợ bên Túc Trưng thế nào, rồi ta đi Long khánh chở gạo cho đơn vị. Về đến Túc Trưng ông già vợ của anh quê tỉnh Thái Bình di cư vào Nam năm 1954, nhà có hai ông bà và cô con gái út tên Hương đang học lớp 11 ông nói như ra lệnh "giờ tối rồi không được đi ban đêm lúc này rất nguy hiểm, hai anh Giải Phóng cứ nghỉ ở nhà tôi, sáng mai anh em sẽ đi sớm về Long Khánh lấy gạo". Không còn cách nào khác, chúng tôi phải ngủ lại Túc Trưng đêm 30/4/1975.
Nghe đài phát thanh Giải Phóng, đài truyền hình Sài Gòn giải phóng thông báo yêu cầu tất cả anh em binh sĩ, sĩ quan và nhân viên chính quyền Sài Gòn khi về đến gia đình, đến gặp ngay chính quyền cách mạng để đăng ký trình diện. Túc Trưng là vùng dân đa số theo đạo công giáo. Chính quyền cách mạng chưa về kịp, thế là suốt từ 8 đến10 giờ tối, các binh sĩ đến gặp hai anh em chúng tôi xin đăng ký trình diện. Tôi giải thích, chúng tôi đang đi thi hành công vụ, yêu cầu các binh sĩ ai về nhà nấy nghỉ ngơi, khi nào có thông báo của chính quyền địa phương sẽ đến đăng ký trình diện. Số người đến rất đông, người thì nói tui quân cảnh ở biệt khu Thủ đô, người bảo em ở trường huấn luyện Quang Trung…Tôi phải nhờ bác chủ nhà chọn một người, kê cái bàn trước cổng ghi tên và giải thích cho mọi người vì chưa có phiếu đăng ký trình diện. Ăn cơm chiều với gia đình anh Hạo xong, tôi nói với Kim coi như mình đang bị bao vây, xung quanh mình có biết bao binh sĩ, sĩ quan công chức chế độ cũ như thế này mà hai người chúng tôi chỉ có một khẩu súng ngắn K54 và một băng đạn. Tôi sẽ gác cho Kim ngủ từ 23h đến 3 giờ sáng, Kim sẽ gác cho tôi ngủ từ 3giờ đến 5giờ. Nhưng cả hai nào có ngủ được. 5giờ30 sáng, bác chủ nhà gọi hai chú Giải Phóng dậy uống café . Hai ly café sữa nóng thơm lừng mà đâu dám uống. Chúng tôi nói với ông mình không quen uống thứ này, quen uống nước trắng. Cả nhà ăn sáng bằng mì gói nấu chung trong một cái nồi, múc mỗi người một tô. Đúng 6 giờ sáng, anh Hạo chở chúng tôi đi lấy gạo và chạy theo đơn vị vào Sài Gòn.
Đơn vị chúng tôi đóng trên đường Gia Long (Lý Tự Trọng ngày nay). Bao công việc bộn bề: chăm sóc thương binh, đăng ký trình diện, tìm nơi ở cho bệnh xá. Buổi sáng ngày 2/5/ 1975, tôi được giao nhiệm vụ phát giấy trình diện cho mỗi người 2 tờ. Họ điền đầy đủ và ký tên giữ lại một tờ. Có một người đàn ông mặc áo sơ mi trắng ngắn tay đến đăng ký. Cầm hai tờ giấy trên tay, ông ta chưa viết và tự xưng tên Lê Minh Đảo thiếu tướng sư đoàn trưởng sư đoàn 18, tôi muốn gặp ông Lê Nam Phong (là sư đoàn trưởng sư đoàn 7 của chúng tôi). Ông Đảo nói "có cách nào ông cho tôi xin gặp ông ấy một phút, tôi nói với ông ấy một câu thôi". Không hiểu ông Đảo muốn nói câu gì.
Tôi giải thích giờ này không thể gặp được vì thủ trưởng rất bận, ông vui lòng viết đăng ký và về nhà nghỉ ngơi cho khoẻ. Ông ta vừa viết vừa nói: "tôi biết sư đoàn các anh ở bên ngoài cũng không còn bao nhiêu quân nhưng . . . lính của tôi nhát quá "Tôi nói ông vui lòng ký vào đây và về nghỉ, tôi hỏi nhà ông ở đâu? ông ta nói nhà bên quận 4.
Công việc bộn bề của những ngày đầu giải phóng làm cho hầu hết mỗi chiến sĩ đều phải làm việc hết công xuất của mình. Mỗi người đến trình diện đều gửi một chùm chìa khoá, chỉ một buổi sáng, một thùng carton lớn đựng đầy các chùm chìa khoá do các " trình diện viên" ghi tên và số phòng bỏ vào đấy. Phát được một lúc thì hết giấy đăng ký trình diện. Tôi đứng lên bục cao hỏi: ở đây những ai biết đánh máy chữ. Hầu như tất cả mọi người đến đăng ký trình diện đều giơ tay. Thế là 20 cái máy chữ , 20gram giấy và giấy than do các nhân viên đi đăng ký tự bê đến xếp thành từng bàn ngay ngắn. Họ đánh máy thành thạo, không nhìn vào bàn phím mà chỉ nhìn vào văn bản. Riêng cái khoản này thì họ thành thạo hơn những người ở rừng mới ra như chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi chuyển lên để thủ trưởng ký và đóng dấu cũng không kịp. Quá trưa thì toàn bộ đã đánh máy xong, phiếu lại được phát cho những người đến đăng ký trình diện. Tờ giấy này như là một giấy thông hành của sĩ quan, binh sĩ và nhân viên chế độ Sài Gòn những ngày mới giải phóng.
Bên ngoài khu công viên Gia Long, cứ mỗi chiến sĩ đứng thì có tới cả trăm người dân lắng nghe các chiến sĩ kể chuyện, thường thì tìm đến người cùng quê ngoài Bắc. Bà con không hiểu gì về quê hương, nhiều người nói họ không nghĩ anh bộ đội giải phóng lại hiền khô, trắng trẻo nói năng dễ thương như thế, khác hẳn với suy nghĩ trong đầu khi chưa gặp “Việt Cộng”. Nhiều người khóc khi gặp người thân, con em ruột thịt của mình sau hơn 20 năm xa cách. Bạn tôi anh Bùi Kim Kận quê Xuân Thuỷ, Nam Định gặp được người cô ruột của mình, nhà có tiệm bán phụ tùng xe đạp trên đường Lý Thái Tổ, cô kéo bằng được cháu phải về nhà cô. Anh em tôi buổi chiều tranh thủ lên thăm, bà cô không nói được lời nào chỉ khóc, hai cô cháu cùng khóc, thấy thằng cháu đi cái xe đạp, (xe công của đơn vị) không có chắn bùn, chắn xích, cái ghi đông han rỉ cô nói người con thay cho anh, lắp đồ mới vỏ ruột, xích líp, giò dĩa lại.
Khi anh em tôi ở trong nhà thì chiếc xe bên ngoài được tân trang mà không hề hay biết. Cô hỏi chúng tôi bảy năm trời con ở trong rừng có thiếu thốn gì không. Kim Kận trả lời giờ thì không thiếu thứ gì cả, chỉ thiếu một cái quần đùi vì nó mới bị rách. Cái thật thà của người lính bấy giờ là như thế! Khi ra về anh em tôi hết hồn vì cái xe đạp gần như mới, chỉ có cái khung là cũ, thủ trưởng hỏi thì nói làm sao? Kận đòi tháo ra lắp đồ cũ vào, bà cô và chú em nói mãi nên tôi bảo Kận thôi anh cứ đem về tôi sẽ báo việc này với thủ trưởng.
Khi về đến bên hông chợ Bến Thành, có mấy hàng bán đồ sứ ,chén đĩa, tôi bảo Kận dừng lại để mình vào mua một cái bát ăn cơm, cái bát sắt tráng men ở nhà nó đã bị tróc men mấy chỗ. Chọn cho mình một cái bát sứ cầm trên tay tôi hỏi, cái bát này giá bao nhiêu?
Đường xá còn sặc mùi thuốc súng. Xác của những người lính chống cự bị quân ta tiêu diệt còn nằm ngổn ngang khắp đường. Trong khi đó, các cống thoát nước, những mương dẫn nước dọc đường đầy nhóc quần áo mũ sắt, súng đạn, phù hiệu của các quân binh chủng khi bỏ chạy họ trút vào đây. Có lẽ chỉ mong muốn nhanh chóng được làm một người dân bình thường như bao người dân thường khác, họ đã thấy được giá trị của hoà bình.
Tôi ngoắc chiếc xe tải dừng lại, hỏi thăm và muốn nhờ bác tài về Long Khánh chở dùm lương thực cho đơn vị để nuôi dưỡng thương binh. Người tài xế tên Hạo khoảng trên dưới 30 tuổi nói rằng anh ta chạy xe không từ Sài Gòn, gặp bà con di tản là cho đi nhờ về đến Dầu Gây, mời hai anh giải phóng lên xe. Dưới đường có một cặp vợ chồng trẻ, cô vợ đang có bầu, hai vợ chồng đều mặc áo trắng. Trời oi bức, ngột ngạt, tôi chưa thấy một người phụ nữ nào mang bầu mà cái bụng lại lớn như vậy. Hai vợ chồng nhờ bác tài cho quá giang nhưng bác tài bảo hết chỗ. Thấy ái ngại, tôi kêu hai vợ chồng lên ca bin còn tôi và đồng chí Kim leo lên mui xe ngồi.
Chiếc xe tải từ từ chạy về hướng Dầu Gây. Xe đến Dầu Giây, bà con xuống xe, anh tài xế bảo có việc phải về xem gia đình nhà vợ bên Túc Trưng thế nào, rồi ta đi Long khánh chở gạo cho đơn vị. Về đến Túc Trưng ông già vợ của anh quê tỉnh Thái Bình di cư vào Nam năm 1954, nhà có hai ông bà và cô con gái út tên Hương đang học lớp 11 ông nói như ra lệnh "giờ tối rồi không được đi ban đêm lúc này rất nguy hiểm, hai anh Giải Phóng cứ nghỉ ở nhà tôi, sáng mai anh em sẽ đi sớm về Long Khánh lấy gạo". Không còn cách nào khác, chúng tôi phải ngủ lại Túc Trưng đêm 30/4/1975.
Nghe đài phát thanh Giải Phóng, đài truyền hình Sài Gòn giải phóng thông báo yêu cầu tất cả anh em binh sĩ, sĩ quan và nhân viên chính quyền Sài Gòn khi về đến gia đình, đến gặp ngay chính quyền cách mạng để đăng ký trình diện. Túc Trưng là vùng dân đa số theo đạo công giáo. Chính quyền cách mạng chưa về kịp, thế là suốt từ 8 đến10 giờ tối, các binh sĩ đến gặp hai anh em chúng tôi xin đăng ký trình diện. Tôi giải thích, chúng tôi đang đi thi hành công vụ, yêu cầu các binh sĩ ai về nhà nấy nghỉ ngơi, khi nào có thông báo của chính quyền địa phương sẽ đến đăng ký trình diện. Số người đến rất đông, người thì nói tui quân cảnh ở biệt khu Thủ đô, người bảo em ở trường huấn luyện Quang Trung…Tôi phải nhờ bác chủ nhà chọn một người, kê cái bàn trước cổng ghi tên và giải thích cho mọi người vì chưa có phiếu đăng ký trình diện. Ăn cơm chiều với gia đình anh Hạo xong, tôi nói với Kim coi như mình đang bị bao vây, xung quanh mình có biết bao binh sĩ, sĩ quan công chức chế độ cũ như thế này mà hai người chúng tôi chỉ có một khẩu súng ngắn K54 và một băng đạn. Tôi sẽ gác cho Kim ngủ từ 23h đến 3 giờ sáng, Kim sẽ gác cho tôi ngủ từ 3giờ đến 5giờ. Nhưng cả hai nào có ngủ được. 5giờ30 sáng, bác chủ nhà gọi hai chú Giải Phóng dậy uống café . Hai ly café sữa nóng thơm lừng mà đâu dám uống. Chúng tôi nói với ông mình không quen uống thứ này, quen uống nước trắng. Cả nhà ăn sáng bằng mì gói nấu chung trong một cái nồi, múc mỗi người một tô. Đúng 6 giờ sáng, anh Hạo chở chúng tôi đi lấy gạo và chạy theo đơn vị vào Sài Gòn.
Đơn vị chúng tôi đóng trên đường Gia Long (Lý Tự Trọng ngày nay). Bao công việc bộn bề: chăm sóc thương binh, đăng ký trình diện, tìm nơi ở cho bệnh xá. Buổi sáng ngày 2/5/ 1975, tôi được giao nhiệm vụ phát giấy trình diện cho mỗi người 2 tờ. Họ điền đầy đủ và ký tên giữ lại một tờ. Có một người đàn ông mặc áo sơ mi trắng ngắn tay đến đăng ký. Cầm hai tờ giấy trên tay, ông ta chưa viết và tự xưng tên Lê Minh Đảo thiếu tướng sư đoàn trưởng sư đoàn 18, tôi muốn gặp ông Lê Nam Phong (là sư đoàn trưởng sư đoàn 7 của chúng tôi). Ông Đảo nói "có cách nào ông cho tôi xin gặp ông ấy một phút, tôi nói với ông ấy một câu thôi". Không hiểu ông Đảo muốn nói câu gì.
Tôi giải thích giờ này không thể gặp được vì thủ trưởng rất bận, ông vui lòng viết đăng ký và về nhà nghỉ ngơi cho khoẻ. Ông ta vừa viết vừa nói: "tôi biết sư đoàn các anh ở bên ngoài cũng không còn bao nhiêu quân nhưng . . . lính của tôi nhát quá "Tôi nói ông vui lòng ký vào đây và về nghỉ, tôi hỏi nhà ông ở đâu? ông ta nói nhà bên quận 4.
Công việc bộn bề của những ngày đầu giải phóng làm cho hầu hết mỗi chiến sĩ đều phải làm việc hết công xuất của mình. Mỗi người đến trình diện đều gửi một chùm chìa khoá, chỉ một buổi sáng, một thùng carton lớn đựng đầy các chùm chìa khoá do các " trình diện viên" ghi tên và số phòng bỏ vào đấy. Phát được một lúc thì hết giấy đăng ký trình diện. Tôi đứng lên bục cao hỏi: ở đây những ai biết đánh máy chữ. Hầu như tất cả mọi người đến đăng ký trình diện đều giơ tay. Thế là 20 cái máy chữ , 20gram giấy và giấy than do các nhân viên đi đăng ký tự bê đến xếp thành từng bàn ngay ngắn. Họ đánh máy thành thạo, không nhìn vào bàn phím mà chỉ nhìn vào văn bản. Riêng cái khoản này thì họ thành thạo hơn những người ở rừng mới ra như chúng tôi rất nhiều. Chúng tôi chuyển lên để thủ trưởng ký và đóng dấu cũng không kịp. Quá trưa thì toàn bộ đã đánh máy xong, phiếu lại được phát cho những người đến đăng ký trình diện. Tờ giấy này như là một giấy thông hành của sĩ quan, binh sĩ và nhân viên chế độ Sài Gòn những ngày mới giải phóng.
Bên ngoài khu công viên Gia Long, cứ mỗi chiến sĩ đứng thì có tới cả trăm người dân lắng nghe các chiến sĩ kể chuyện, thường thì tìm đến người cùng quê ngoài Bắc. Bà con không hiểu gì về quê hương, nhiều người nói họ không nghĩ anh bộ đội giải phóng lại hiền khô, trắng trẻo nói năng dễ thương như thế, khác hẳn với suy nghĩ trong đầu khi chưa gặp “Việt Cộng”. Nhiều người khóc khi gặp người thân, con em ruột thịt của mình sau hơn 20 năm xa cách. Bạn tôi anh Bùi Kim Kận quê Xuân Thuỷ, Nam Định gặp được người cô ruột của mình, nhà có tiệm bán phụ tùng xe đạp trên đường Lý Thái Tổ, cô kéo bằng được cháu phải về nhà cô. Anh em tôi buổi chiều tranh thủ lên thăm, bà cô không nói được lời nào chỉ khóc, hai cô cháu cùng khóc, thấy thằng cháu đi cái xe đạp, (xe công của đơn vị) không có chắn bùn, chắn xích, cái ghi đông han rỉ cô nói người con thay cho anh, lắp đồ mới vỏ ruột, xích líp, giò dĩa lại.
Khi anh em tôi ở trong nhà thì chiếc xe bên ngoài được tân trang mà không hề hay biết. Cô hỏi chúng tôi bảy năm trời con ở trong rừng có thiếu thốn gì không. Kim Kận trả lời giờ thì không thiếu thứ gì cả, chỉ thiếu một cái quần đùi vì nó mới bị rách. Cái thật thà của người lính bấy giờ là như thế! Khi ra về anh em tôi hết hồn vì cái xe đạp gần như mới, chỉ có cái khung là cũ, thủ trưởng hỏi thì nói làm sao? Kận đòi tháo ra lắp đồ cũ vào, bà cô và chú em nói mãi nên tôi bảo Kận thôi anh cứ đem về tôi sẽ báo việc này với thủ trưởng.
Khi về đến bên hông chợ Bến Thành, có mấy hàng bán đồ sứ ,chén đĩa, tôi bảo Kận dừng lại để mình vào mua một cái bát ăn cơm, cái bát sắt tráng men ở nhà nó đã bị tróc men mấy chỗ. Chọn cho mình một cái bát sứ cầm trên tay tôi hỏi, cái bát này giá bao nhiêu?
Cô gái trẻ bán hàng vui vẻ dạ chú giải phóng mua mấy chục ạ ? Tôi nói, có một
mình mua một cái để trong ba lô dùng ăn cơm đủ rồi, mua chi mấy chục. Cô bé bán
hàng cầm hai cái bát sứ gói kỹ bằng tờ giấy báo và nói:" Nhân ngày giải
phóng Sài Gòn xin tặng anh, à quên chú Giải Phóng hai cái chén sứ."
Tôi nói chỉ cần một cái thôi, nhưng cô bé bảo "chú cứ cầm cho có
cặp có đôi, từ cổ chí kim ở cái đất Sài Gòn này chưa có ai đi mua một cái chén
bao giờ". Trả tiền nói thế nào cô bé cũng không lấy. Đấy là những ấn
tượng đầu tiên của tôi khi vào tiếp quản Sài Gòn.
Xin cảm ơn người dân Sài Gòn có tấm lòng với anh Giải Phóng cách nay 38 năm về trước, những kỷ niệm không thể nào quên !
Xin cảm ơn người dân Sài Gòn có tấm lòng với anh Giải Phóng cách nay 38 năm về trước, những kỷ niệm không thể nào quên !
Vũ Ngọc Giang
CCB
sư đoàn 7
Ôi, cháu được Tem vàng nè! Chú ơi, hình như chú ghi nhầm chữ Sư đoàn thành Sư đàn 7 rồi ạ! (Có phải không chú nhỉ!)
Trả lờiXóaHôm nay mới là ngày mồng 1 mà bác đã viết về ngày 30 rồi nhanh thế ạ
Trả lờiXóaChúc mừng anh_người lính của ngày 30/4_mong rằng với phẩm chất anh bộ đội cụ Hồ_anh iu của em sẽ tiếp tục đóng góp cho đời những niềm vui_hihi
Trả lờiXóaThế cho nên anh Vũ Giang không rời được sài gòn là phải.
Trả lờiXóaThế thời nó như thế mà Cát
XóaNhững ngày ấy lòng ai cũng rạo rực lâng lâng!
Trả lờiXóaCHÀO BAC GIANG
Trả lờiXóaCHÁU CÓ LÊN TUONG ĐÀI CHIẾN THẮNG TẦU Ô .
NHƯNG CHÁU KHÔNG THẤY TÊN LIỆT SĨ: VŨ ĐĂNG THÍCH
C18 E141 F7 HI SINH:26/06/1972
MAIL CUA CHAU:vanvdpecc3@gmail.com
Cháu về căn cứ Phú Lợi ngay thi xã Bình Dương nhờ ban chính sách sư đoàn 7 tìm kiếm nhé.
XóaRất thích khi đọc lại những kỹ niệm rất thực của người trong cuộc.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaCỏ xin được chào Bác Vũ Giang!
Trả lờiXóaBữa nay lang thang thế nào lại lạc bước vào nhà Bác, gặp cái Entry Bác viết dành riêng cho… Tháng Tư này, nếu không đọc ngay từ đầu thì thôi, còn đã trót lỡ đọc, không thể không nói lên đôi lời cảm kích… trước thái độ (Cỏ tạm gọi là chừng mực) của Bác đối với những người lính đã từng ở về phía bên kia của chiến tuyến cũ ngăn đôi một Dân Tộc, một Đất Nước. Chỉ nội một cái cách Bác viết… “quân đội Sài Gòn, lính Sài Gòn, chế độ Sài Gòn”, chứ không phải… “quân đội Ngụy, lính Ngụy, chế độ Ngụy” như vẫn thường nghe, thường thấy từ trước cho đến nay, cũng đã đủ để nhiều người (trong đó có Cỏ mạnh dạn bày tỏ với Bác lòng tôn trọng). Cỏ có một góp ý nhỏ (nếu Bác Vũ Giang cho là không cần thiết, thì thôi, cũng chẳng có vấn đề gì, cũng chẳng vì thế mà Cỏ thay đổi cách nhìn, cũng như mối thiện cảm chân thành đã dành cho Bác): ở cái câu này… “... đoạn đường từ Long Khánh về Sài Gòn "quân địch" còn chống cự quyết liệt,...”, giá Bác viết là… “đối phương, những người lính đối phương”… thì rõ ràng là nó sẽ… “minh triết” hơn rất nhiều, nó bớt đi cái hơi hướng hận thù cố hữu, gần 40 năm đã trôi qua rồi chứ có ít ỏi gì đâu Bác nhỉ? Đối với Lịch sử, quãng thời gian đó quả thật chẳng là gì. Nhưng đối với một đời con người, biết bao nhiêu là đắng- cay… có thể, phải không Bác? Điều nữa Cỏ có chút thắc mắc khi đọc, nên mạo muội dám hỏi Bác… về câu nói của Thiếu tướng Lê Minh Đảo- Tư Lệnh Sư đoàn 18, đồng thời cũng là Tư Lệnh mặt trận Xuân Lộc những ngày Tháng Tư xa xôi đó… ". . . lính của tôi nhát quá "..........................??????????????????????????
Sư đoàn 18 (thêm Lữ đoàn I Nhảy Dù của Trung tá Nguyễn Văn Đỉnh tăng phái, thêm Tiểu đoàn 82 Biệt Động Quân Biên Phòng của Thiếu tá Vương Mộng Long - Tiểu đoàn mà mới trước đó không lâu, vào năm 1974 đã đánh trận Pleime lừng danh với các đơn vị của Sư đoàn 320 khét tiếng cấc chiến trường Nam- Bắc ngay từ hồi còn 9 năm kháng Pháp, vừa luồn rừng băng núi từ vùng Cao Nguyên về tới địa bàn đứng chân của Quân đoàn III sau đòn đột kích chiến lược hồi đầu Tháng Ba của Quân đội VNDCCH vào Buôn Ma Thuột) dưới sự chỉ huy của Tướng Đảo đã đánh trận phòng ngự dũng mãnh và đầy quả cảm, cầm chân hữu hiệu cả một Quân đoàn IV của Thiếu tướng Hoàng Cầm bao gồm các Sư đoàn 7 (Sư đoàn của Bác Vũ Giang, tuy tiếng là chủ lực Miền, nhưng thành phần chỉ huy và đa số binh sĩ đều là người Bắc vượt Trường Sơn máu lửa và… sốt rét vào, thì thế cho nên mới có chuyện Bác Vũ Giang là người Bắc và các cấp trên của Bác cũng là người Bắc, theo như Bác kể đó), Sư đoàn 341, và Sư đoàn 6 tân lập, chưa kể các đơn vị tăng phái như các Trung đoàn Pháo binh, các Lữ đoàn Tăng- Thiết Giáp, cùng các đơn vị Công Binh cũng như Hậu Cần chiến dịch… Chiến sự đã diễn ra ác liệt đến độ có những thước đất Quân Giải Phóng chiếm được buổi sáng bằng những giọt máu cuối cùng của phân đội xung kích, thì tới buổi trưa hoặc buổi chiều Lính Cộng Hòa đã lên lấy trở lại (tất nhiên là cũng bằng… máu). Đến mức Đại tướng Văn Tiến Dũng phải đích thân vào thị sát tình hình chiến trường và… cất chức Tướng Hoàng Cầm khỏi trách nhiệm chỉ huy chiến dịch, thay vào đó là Tướng Trần Văn Trà, và đổi hướng tiến công với những mũi vu hồi bao vây chia cắt, cắt lìa Xuân Lộc với Sài Gòn (chứ không đánh thẳng vào Xuân Lộc nữa, vì có đánh cũng không được, và nếu có được cũng sẽ phải trả bằng một giá rất đắt). Xuân Lộc, vì thế đã đánh mất hết đi ý nghĩa chiến lược- chiến thuật quân sự của mình, cho nên Tướng Đảo mới nhận lệnh từ Bộ Chỉ Huy Quân đoàn III triệt thoái toàn bộ lực lượng ra khỏi Xuân Lộc để về phối trí tại vòng đai phòng thủ ngoại vi Sài Gòn, và ông đã thực thi nhiệm vụ đó một cách thành công hơn cả trong dự liệu… Như thế, lẽ nào, ông- Thiếu tướng Lê Minh Đảo, lại có thể có câu nói rằng: “lính của tôi nhát quá”? Ông nói câu đó nhằmm mục đích gì? Và vì sao nếu đã phát ngôn như thế về những người lính đã từng tận tụy cầm súng chiến đấu dưới quyền mình, ông cho đến nay vẫn cứ được hầu hết tất cả họ dành cho sự tôn trọng và yêu mến?
Còn nhớ những ngày Công Trường 7, tức là Sư đoàn 7 của Bác Giang (lúc đó chưa do Sư trưởng Đại tá Lê Nam Phong chỉ huy, và Đại tá Lê Nam Phong mãi sau này mới được thăng tướng, và về làm Hiệu trưởng Trường Sĩ Quan Lục Quân II, cái này Cỏ rành rẽ vì có đứa bạn học thân thiết thời phổ thông đã từng là học viên sĩ quan trường này, tiếp đó nó thụ huấn nâng cao tại Học viện kỹ thuật quân sự Hà Nội, và bây giờ đang hàm Thượng tá, kể chuyện cho nghe…, Bác Giang hồi đó không biết đã có mặt ở Sư đoàn chưa?) vào năm 1972 chốt chặn khu vực suối Tàu Ô ngăn không cho cả Sư đoàn 25 của Tướng gốc Dù Lê Văn Tư, cả bản thân Lữ Dù lên giải tỏa An Lộc. Những ngày đó là đầy máu và nước mắt. Những ngày mà Lính Cộng Hòa suốt từ sáng cho đến tối không thể nào tiến lên được cho dù chỉ là một thước, tiến lên một bước là tức khắc bị bắt buộc phải lùi lại một bước… Lòng quả cảm của Người Lính Việt nằm ở đấy Bác ạ! Tàu Ô- An Lộc- Xuân Lộc…, và rồi còn biết bao nhiêu là những chiến trường đẫm máu khác nữa… Màu áo tuy khác. Màu cờ tuy khác. Thế nhưng còn màu máu? Thế nhưng còn màu da? “Người Việt nào không da vàng. Mẹ Việt nào không khóc con?”
XóaNgày 30 Tháng 4 thêm một lần nữa lại đang sắp đến gần… Cỏ liều lĩnh gửi Bác Vũ Giang- một Người Lính cũ, cái Tản văn- Ký sự cỏ viết vào dịp 30 tháng 4 năm trước, coi như là Cỏ tỏ bày với Bác quan điểm của mình vậy. Đồng thời nó cũng như là một nén nhang, một cúi đầu trước vong linh của tất cả NHỮNG NGƯỜI LÍNH VIỆT- NHỮNG BẬC CHA CHÚ, cho dù là họ có cầm súng ở phía bên này hay ở phía bên kia…
Kính phím
Cỏ-
VỚI QUY NHƠN...
Xóa"Ở trên đời này chỉ có hai điều đáng nói:
Đó là Tình Yêu và Chiến Tranh-"
Khuyết Danh-
“Quy Nhơn nhỏ xíu, nhỏ như lòng bàn tay...” Trăm lần như một - Ba tôi bao giờ cũng khởi đầu câu chuyện về thành phố nơi ông chôn cho tôi nhúm rau vào đời bằng chất giọng ngàn ngạt và ánh mắt mơ màng, xa vắng... Phố biển buổi chiều nhiều gió. Má bảo cái ấp Đào Duy Từ nơi tôi sinh ra nằm gần sát biển, gần sát lắm..., ì ầm tiếng sóng đánh dội vào bờ cát cả ngày, cả đêm. Ba tôi trốn trực chiến ở căn cứ Tiểu Đoàn 27 Pháo Binh Diện Địa mãi tận Phù Cát để về đón đứa con trai đầu. Tôi cân nặng những hơn 4 kí-lô, chỉ khóc nghẹt một vài hơi, vài hồi rồi thôi (Chứ khóc nhiều mà làm gì? Chiến tranh đang vào thời kỳ khốc liệt. Chung quanh người ta... ai cũng khóc nhiều rồi!) Đó là về sau này tôi vẫn thường hay tự trào lộng mình như vậy, trong những lúc trà dư tửu hậu... Quy Nhơn ngày đó hủ hóa vô cùng (Ba tôi nói có thành phố nào của quê hương mình trong thời chiến tranh đó mà không hủ hóa), và tràn ngập lính ngoại quốc: Mỹ, Úc, Đại-Hàn, Tân-Tây-Lan... Chưa kể lính Sư Đoàn 22 Bộ Binh của Tướng Tư Lệnh Nguyễn Văn Hiếu - có bản doanh cũng ở chính phố biển này, cùng bao nhiêu là các thứ Quân Binh Chủng... khác. Nhưng, đó là Quy Nhơn của người lớn, của bể dâu thời cuộc. Quy Nhơn tuổi thơ tôi chỉ là... tiếng ru à ơi... mà tất nhiên là tôi đã chẳng thể nào hiểu hết được, hòa cùng với tiếng sóng và mùi gió biển mặn chát thổi từ cửa bể... Là những chùm bằng lăng nở bung sắc tím cùng lúc với những cành phượng vĩ đâm hoa đỏ thắm trên tóc chị tôi mỗi buổi học về. Là bản nhạc hòa tấu của lũ ve sầu râm ran trong suốt những buổi trưa mùa hạ... trên khắp các ngã đường bình yên của thành phố nhỏ làng chài nằm trên lưỡi cát. Là tô bún cá cay xè mắt mũi, cay xóc đến tận óc vẫn được Má cho ăn vào mỗi mùa mưa tới, lúc từng cơn gió đã lại bắt đầu thổi lạnh từ phía biển. Quy Nhơn tuổi thơ tôi những ngày còn bé tý, còn bé quá để có thể nhận biết, để có thể nhớ: Thế nào thì mới được gọi là “Chính hãng” bún Diêu Trì, Đập Đá...; là bánh xèo vỏ chấm với nước mắm đục(mắm nêm) Bình Định...; là canh lá giang nấu cá nục, cá thu...; canh khổ qua đắng, cá ngừ tươi kho nước thật kỹ... trong những bữa cơm có chai rượu Bàu Đá “bản thổ” đón Ba tôi mỗi bận ông từ căn cứ pháo binh Phù Cát trở lại nhà. Ngày Ba nhận Sự Vụ Lệnh thuyên chuyển ra Tiểu Đoàn 34 đóng ở Phước Tường, tôi xa Quy Nhơn... mãi đến tận bây giờ mới hiểu đó chính là khởi đầu của chuyến đi mấy mươi năm không một lần trở lại. Đà Nẵng cũng có biển, cũng hào phóng gió và nắng, và những bờ cát dài duyên dáng, chỉ không có được nhiều hơn nỗi bình yên như trong những năm đầu đời ở Quy Nhơn tôi đã sống.
Tiểu Đoàn 34 Pháo... đóng ở căn cứ cạnh sân bay ngay rìa thành phố. Tôi quen thuộc nhanh chóng với tiếng phần phật vần vũ của cánh quạt đủ các loại trực thăng của Quân Đoàn I, với tiếng gầm rú đến tức ngực của các loại khu trục và phản lực đeo đầy bom đạn mỗi ngày vẫn đều đặn cất cánh lao vào vùng Hỏa Tuyến... Những đàn bò bình thản, thong dong gặm cỏ quanh căn cứ, quanh các ngóc ngách vành đai phi trường. Người bạn Hoa Tiêu khu trục Skyraider A1 của Ba tôi vẫn chửi thề cay đắng mỗi lúc trừng mắt dõi theo những đám mây trắng nhởn nhơ bay ngang qua bầu trời thành phố, để ghi nhận thêm có bao nhiêu là cánh chim sắt nữa đã vĩnh viễn không trở về từ những miền lửa đạn. Quy Nhơn xa dần trong tâm tưởng... Rồi khu chợ ở ngã ba Tam Hiệp - Biên Hòa thuộc Vùng III Chiến Thuật. Nhà hàng xóm đối diện(đâu như cũng gốc dân xứ Nẫu) có đến 6 người con cả trai lẫn gái đều mang tên là Ly: Vâng Ly, Diệu Ly, Thảo Ly, Thùy Ly, Thục Ly, Câu Ly... tới con chó kêu là Ông Ly nữa. Tôi mến mến cái cô Ly nào: Thảo, Thùy, hay Thục... trong số các cô bé Ly tóc cột đuôi gà vàng hoe ngày đó? Chỉ nhớ trước nhà các cô có cây trứng cá nhiều quả chín mọng, ngọt lừ. Những buổi trưa Biên Hòa đầy nắng của tôi phần nhiều loanh quanh dưới gốc, trên cành của cây trứng cá đó(tôi đặt tên là: cây Trứng Cá Ly). Và thỉnh thoảng, những lúc Má sai chạy ra đầu chợ, cuối chợ để mua lạng bột ngọt, chai nước mắm... tôi bao giờ cũng tranh thủ tạt sang ôm đầu chú chó Ông Ly như thể để ký kết, để giao kèo thắt chặt thêm lần nữa, thêm mãi tình bạn..., tình thương mến..., tình gì nữa...?(hồi đó nhỏ làm sao tôi biết?) với các cô chủ bé bé tên Ly... Rồi ngôi trường Tiểu Học... có cái tên thật là kỳ quặc(Tôi đoan chắc không ở đâu trên khắp thế giới có cái tên trường mới nghe qua đã thấy mủi lòng này: Trường Tiểu Học Cộng Đồng Làng Thương Phế Binh Biên Hòa). Mấy năm đi học đầu tiên trong đời của tôi trôi qua ở ngôi trường nằm trong khu nhà có những dãy nhà trệt một tầng giống nhau như doanh trại, với vẻ kiêu ngạo của kẻ sở hữu những hộp diêm, những lon sữa bò trong có những chú dế lửa, dế than... hùng dũng. Tôi vẫn khoái cái cách dùng sợi tóc dài con gái tròng vào cổ mấy chú dế, rồi quay mòng mòng... hàng trăm vòng trước khi thả các chú vào với những cơn điên say bất tận. Người bạn nhỏ học giỏi, thân thiết... ngồi cùng bàn tên Chương... Cái gì đó Hoàng Chương? Tôi không nhớ được Họ của bạn. Thầy giáo chúng tôi thưa bằng Thầy Mười - cũng là một Thương Binh trở về từ những trận đánh giáp lá cà đẫm máu ở ngoài Vùng I.
XóaNhững tháng ngày đẹp đẽ và thơ mộng đã chóng qua đi. Đầu tháng 01 năm 1975, Phước Long - Tỉnh lỵ đầu tiên của Miền Nam bị mất. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã không thể làm được bất cứ một điều gì khác hơn là để tang cho Phước Long, sau khi đã ném thêm vào đó các Biệt Đội Biệt Cách Nhảy Dù qủa cảm. Buôn Mê Thuột thất thủ ngày mồng 10 tháng 3 sau đòn đột kích chiến lược mở màn Chiến Dịch Tây Nguyên. Cuộc triệt thoái hỗn loạn và bi thảm của Quân Đoàn II về hướng biển. Tiếp theo đó là Huế - Đà Nẵng với những mệnh lệnh rối rắm: Tử thủ..., rồi Tuỳ nghi di tản... của Trung Tướng Ngô Quang Trưởng - Tư Lệnh Quân Đoàn. Lá chắn từ xa Phan Rang vỡ nát trước áp lực của các cuộc tấn công cường tập: Trung Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn III Tiền Phương - Nguyễn Vĩnh Nghi bị bắt… cùng với Chuẩn Tướng Phạm Ngọc Sang - Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân, và Đại Tá Nguyễn Thu Lương - Lữ Trưởng Lữ Dù. Chiến sự nổ ác liệt ở cửa ngõ vào Xuân Lộc - Sư Đoàn 18, Lữ Dù I, 82 Biệt Động... giao tranh dữ dội với Quân Đoàn IV của Thiếu Tướng Hoàng Cầm. Phòng tuyến Ngã ba Dầu Giây bị tràn ngập. Biên Hòa căng trong chờ đợi với lệnh giới nghiêm của Chuẩn Tướng Thiết Giáp Trần Quang Khôi - Chỉ Huy Trưởng Lữ III Xung Kích. Ba tôi bắt đầu nói đến phiên hiệu những Sư đoàn đối phương đã có mặt ở đâu đó xung quanh Rừng Lá. Tháng Tư - Sài Gòn đầy dây thép kẽm gai giăng trên những con đường âm u nắng... Từng tốp lính đội nón đỏ, mặt mũi thất thần vừa đi, vừa bắn: “... Mẹ! Đầu hàng rồi, đầu hàng rồi...” Những Trung Đội Nhảy Dù quây thành vòng tròn nơi các ngã Tư... đồng mở chốt lựu đạn M26... Những ánh chớp nháng lửa giữa trưa nắng của Sài Gòn một mùa khô đen kịt những cuộn khói, lặng lẽ những đám cháy, và ì ầm tiếng đại pháo từ xa vẳng lại... Vũng Tàu - Ngày tàn chiến cuộc. Tôi nhấp nhổm dưới chiếc hố được đào sâu xuống cát giữa một rừng lều bạt tỵ nạn trắng toát ngay trên bờ biển. Những Sĩ Quan Cán Bộ Bình Định Nông Thôn mặc quân phục đen... đi thăm hỏi những người tản cư lần cuối trước khi biến mất. Và tôi nhìn thấy lần đầu tiên... những “Cán Binh Bắc Việt” chân mang dép lốp cao su Bình Trị Thiên màu đỏ, đầu đội mũ cối Trung Cộng ngụy trang đầy cành lá, tay cắp súng Tiểu liên AK-47 báng gỗ, nét mặt người nào người nấy hiền khô. Trở lại quê nhà... những tháng năm dài đằng đẵng đói và khát sau 1975... Quy Nhơn đã ở đâu xa lắm, mãi trong ký ức mù tăm.
XóaVà có lẽ, cũng chính do những sự dùng dằng đẩy đưa đó của số phận mà tôi quen thân anh S - một cựu binh của Sư Đoàn F10(Sư Trưởng là Anh hùng Đại Tá Hồ Đệ), và Sư Đoàn Thép Điện Biên 320 lừng danh(Tư Lệnh Đại Tá Nguyễn Kim Tuấn) thống thuộc Mặt Trận B3 - Tây Nguyên dưới quyền chỉ huy của Tướng Hoàng Minh Thảo. Sau chiến tranh, anh rời quân ngũ, dạt vào Nam đi bán cà-rem, sau hành nghề thợ xây dựng. Tôi tốt nghiệp Phổ Thông Trung Học, thành gã sơn tràng lăn lóc nơi thâm sơn cùng cốc, tiếp đó theo anh làm phụ hồ trước khi ra Huế vào Đại Học. Anh vẫn thường hay kể cho tôi nghe trong phút nghỉ ngơi hiếm hoi giữa trưa Miền Trung nóng gay gắt... về những mùa mưa rừng dài dằng dặc đói và rét, những mùa khô bao giờ cũng thiếu nước nhưng lại thừa không biết bao nhiêu là máu và nước mắt, cùng những cơn nắng cao nguyên khô khốc màu hoa Dã Quỳ vàng... Những thảm bom B-52 dọc ngang hàng vài ki-lô-mét rùng rùng những tiếng nổ lộng óc như trong cơn địa chấn, như trong đêm lửa hỏa ngục... Những địa danh Chư Pa, Đăk Tô, Tân Cảnh..., thung lũng Ia-Drang tanh mùi thây người, rặng Big Ma mù xa... Charlie, Delta, Hồng Hà, Mêtro, Võ Định... Viên Sĩ Quan Nhảy Dù trẻ măng lĩnh trọn nguyên cả một băng AK vào ổ bụng… tay vẫn nắm giữ chặt cứng ống liên hợp, giọng vẫn đều đều bình thản: “ Trình Đích thân! Tụi nó đông quá... Mấy “thằng con” của tôi “rách áo”, cộng “đi phép” dài hạn gần hết... Xin cho pháo bắn dập ngay trên đầu tôi... Minh ơi, Con ơi...!” Người tà-lọt hai tay hai súng trông như cao bồi Viễn Tây bị bắn ngang cổ, máu phun ướt chiếc nón đỏ có phù hiệu Con Ó Lữ Đoàn I Nhảy Dù. Bạn anh nằm chết khát bên bờ sông Pô-kô năm đó. Ánh thép lưỡi lê rợn ngợp ngày chiến dịch. Núi Lửa - Đức Lập..., và những trận đánh tiêu diệt chót đường chiến binh. Tháng Ba năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm, F10 tuôn xuống đồng bằng, bứng nút chặn cuối cùng của quân Dù trên đèo Phượng Hoàng để tràn ngập các thành phố dọc miền duyên hải... Anh bảo bao năm ở rừng, lần đầu về với biển tự dưng cứ thấy buồn nôn xây xẩm mặt mày, thấy lạ lẫm từng con sóng, từng ngọn gió..., thấy dâng tràn ngập đầy trong hồn một nỗi thèm khát vô bờ được sống sót, được nhìn ngắm một lần nữa trời cao và biển xa..., được thao thiết nhiều lần nữa cùng với những hoàng hôn trắng sóng bạc đầu và những bình minh cát... Chiến tranh quăng quật con người ở cả hai bên chiến tuyến vào những ngóc ngách khác nhau của số phận, nhưng xương máu và niềm khát sống thì lại cùng được đổ ra ở trên chính một dải đất này. Tôi xa Quy Nhơn những năm đầu đời thơ ấu ấy mang theo bao câu chuyện kể chẳng ăn nhập gì với trí óc non nớt của một đứa bé miệng hẵng còn hôi sữa(dẫu đã được sinh ra trong thời binh lửa):
XóaNày là Sơn pháo 130 ly nòng dài tầm bắn xa ngoài 30 cây số, hỏa tiễn 122 ly hú như qủy sa mạc, đại bác 57 ly không giật, 105 ly Lựu pháo, Dã pháo 155 ly - gà cồ đầu bạc, Long Tom 175 ly - Vua chiến trường; các thể thức tác xạ bắn cấp tập, bắn cấm chỉ, quấy rối, các tác xạ tiêu hủy chính xác, tác xạ trên miền… trên những mục tiêu có điều chỉnh và không có điều chỉnh, tác xạ Test Fire với nòng đại bác quay ngang bắn đạn nổ có ghi thời nổ là 2 giây, tác xạ bắn góc cao nguy hiểm…; các hỏa tập tiên liệu T.O.T(time on target), hỏa tập ngăn chặn, yểm trợ cận phòng...; lý thuyết về đường “đạn đạo”, và cuộc đời ngắn ngủn của các Đề-lô pháo binh trước những cuộc xung phong biển người tràn ngập... Vùng “xôi đậu” miệt Hoài Ân, mật khu An Lão cùng những trận đụng độ lớn nhỏ với các đơn vị của Sư đoàn 3 Sao Vàng chính quy Bắc Việt... Chiến sự ác liệt trải suốt từ Phù Mỹ, Phù Ly… qua Đèo Nhông, Diêm Tiêu, Phù Cũ… cho tới mãi tận Bồng Sơn. Mật khu Kon Hanùng ở phía Bắc quận An Túc giáp ranh Kontum và Quảng Ngãi, mật khu Vân Canh, Vĩnh Thạnh, căn cứ địa 226 lừng danh, Suối Đôi, Đồi Thánh Giá… Người bạn Sĩ Quan Tiền Sát Viên cùng khóa với Ba tôi ở Trường Pháo Binh Dục Mỹ chết mất xác tại một căn cứ hỏa lực ở Hạ Lào... “Ôi chinh chiến đã mang đi bạn bè. Ngựa hồng đã mỏi vó chết trên đồi quê hương…” Câu hát Ba vẫn thường hay hát lên âm u trong những buổi ngồi kể chuyện “gươm đao” cho chị em chúng tôi nghe... đã như một vết xước hằn sâu mãi vào trong tâm thức. Tuổi nhỏ chưa thể cảm nhận được hết những điều hệ trọng, chỉ thấy ám ảnh một nỗi mông lung ngơ ngác buồn... “Sau chinh chiến ôi quê hương thần thoại. Thuở hồng hoang đã thấy đã xanh ngời liêu trai…” Mùa hè năm 1972 - Hàng ngàn, hàng ngàn những thanh niên ưu tú của miền Bắc từ hơn 30 trường đại học - cao đẳng ở Hà Nội(với gần 10.000 sinh viên và cả giảng viên trẻ) lên đường vào Nam. Các chiến dịch Trị Thiên, Bắc Tây Nguyên, chiến dịch Nguyễn Huệ đã được mở với 14 Sư đoàn cùng 26 Trung đoàn độc lập (khoảng 120.000 quân) tiến công thẳng vào các hệ thống phòng ngự chiến lược của Việt Nam Cộng Hòa nhằm làm mất uy tín chính sách “Việt Nam hóa...”, cầm chân tối đa các lực lượng chủ lực, phá vỡ chương trình bình định nông thôn, và nâng cao vị thế quân sự - ngoại giao cho chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa trước các cuộc hội đàm hòa bình lần cuối cùng ở Paris... Cũng theo như lời anh S. thì mặt trận Bắc Tây Nguyên nổ súng ngày 12 tháng 4 với sự tham chiến của các Sư đoàn 2, 3, 320, các Trung đoàn độc lập của B3, cùng Trung đoàn 203 Tăng-Thiết Giáp. Mùa hè của khắp cả miền cao nguyên đang yên ả màu rừng xanh núi đỏ bỗng chốc ào ào nổi lửa. Lửa của những trận đánh tàn bạo khai diễn ngay từ những ngày đầu tiên. Lửa của sự hủy diệt không thương tiếc. Phi cơ ồ ạt oanh kích các mục tiêu ở dưới mặt đất suốt từ lúc sương mù buổi sáng sớm còn chưa tan hẳn cho đến tận khi chiều chập choạng tối. Pháo bắn cả ngày, cả đêm. Tiếng đề-pa “bục bục” vọng từ bốn phương, tám hướng.
XóaCác Tiểu đoàn 2, 7, 11... của Lữ Dù II nằm phơi mình trên các cao điểm trong cơn mưa pháo bắn. Lính Sư đoàn Thép nhận mệnh lệnh phải nhổ cho bằng được mấy chiếc gai Tổng Trừ Bị này... để giành quyền chủ động kiểm soát con đường quốc lộ 14 huyết mạch nối liền Kontum với thị trấn Pleiku. “Công đồn đã viện”, “Tiền pháo hậu xung”... Từng lớp người tuổi trẻ đồng loạt xông đến, đồng loạt bật dội ngược trở lại, ngã lăn lông lốc theo triền dốc, nằm vắt vẻo ngang thân xác ngay bên trên những lớp rào phòng thủ... Từng lớp người tuổi trẻ 18 tuổi chưa từng biết làn môi con gái... Từng lớp người tuổi trẻ say máu và ngất ngư điên tiết sau mỗi cơn đau đồng đội... Và những nhịp kèn xung trận giục giã như khúc biến tấu bi tráng cất lên từ bản hợp xướng chinh chiến của dàn đồng ca đủ các loại tạc đạn nổ không dứt, hòa cùng với tiếng réo kinh khiếp của lửa bom Napalm thả từ các phi tuần khu trục..., và bầu trời tím bầm đùng đục nở dày đặc những cụm khói trắng kỳ dị của đạn phòng không nổ bung trong không khí... “Hàng sống, chống chết...”- Những tiếng thét khản đặc, giọng lạc hẳn trong một nỗi căm phẫn u uất và một niềm kiêu hãnh ngây ngất dâng mờ tròng mắt, kéo co siết đến tê cứng những ngón tay miết trên cò súng... Đoạn giao thông hào ướt đẫm máu trơ trốc chiếc kèn Acmônica bên cạnh tập vở học trò chép chi chít những bài thơ tình của người đi trận:
Xóa“Hôm nay Nga buồn như con chó ốm/ Như con mèo ngái ngủ trong tay anh…”*
“Em đi như vẽ trên đường nắng/ Em nói như đàn trong miệng ai…”**
“Phố núi cao phố núi đầy sương/ Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn/ Anh khách lạ đi lên đi xuống/ May mà có em đời còn dễ thương/ Phố núi cao phố núi trời gần/ Phố xá không xa nên phố tình thân/ Đi dăm phút đã về chốn cũ/ Một buổi chiều nào lòng bỗng bâng khuâng/ Em Pleiku má đỏ môi hồng/ Ở đây buổi chiều quanh năm mùa đông/ Nên mắt em ướt và tóc em ướt/ Da em mềm như mây chiều trong/ Xin cảm ơn thành phố có em/ Xin cảm ơn một mái tóc mềm/ Mai xa lắc bên đồi biên giới/ Còn một chút gì để nhớ để quên…”***
Hợp đoàn trực thăng võ trang cuối cùng vào vùng. Từng cặp Gunships – UH1 cắm đầu xạ kích. Những trái hỏa tiễn xịt khói nổ lốm đốm ở ngay trên căn cứ và dọc hai bên sườn núi trông như những lời chào vĩnh biệt…
“Trên non may có tình bằng hữu/ tuổi trẻ đau chung một khúc ca/ ôm nhau thức với vầng trăng lạnh/ vượt lá tìm sao định hướng nhà.
Có những ngày đi trong núi thẳm/ tuổi trẻ nhìn nhau nhớ xóm thương làng/ thở chung một tiếng nghe sầu cháy/ tâm sự chuyền nhau điếu thuốc quan san.
Cám ơn điêu đứng rừng sinh tử/ cạm bẫy người giăng để giết người/ tuổi trẻ gần nhau trong gió lửa/ giữ dùm nhau những tiếng chim cười.”****
“Em thân yêu! Quy Nhơn bây giờ chắc là đã ngủ. Em bây giờ chắc là đã ngủ. Thành phố chắc đã thưa vắng những ánh đèn. Chỉ còn có biển, theo như anh nghĩ, chỉ còn có biển là bây giờ vẫn thức. Biển thức như anh đang thức nơi đây, trên cao điểm lộng gió này... Buổi chiều của cả một trận địa pháo hàng ngàn qủa đạn xuyên phá tung hết hầm hố... Anh cũng không biết có một phép mầu nhiệm nào đã giữ anh ở lại, để bây giờ ngồi viết những dòng này, khi mà hơn một nửa đơn vị đã ra đi... Trực thăng tản thương mãi không thể nào vào được, vì hỏa lực phòng không ken chặt. Bạn bè nằm đó hết, thi thể nhiều đứa vẫn còn hơi ấm. Đêm cao nguyên se lạnh, bầu trời đầy sao..., chỉ hiềm một nỗi khói từ những đám cháy của đợt pháo kích cuối ngày vẫn còn lơ lững che bớt tầm mắt. Gió cay mùi thuốc súng. Những ngọn gió hoang dã của rừng già đại ngàn. Không phải gió của nồng nàn vị biển. Quy Nhơn ở đâu xa? Thành phố của tuổi nhỏ của chúng mình ở đâu xa… nơi tít tắp tận chân trời có những vì sao đang nhấp nháy kia? Bao lâu anh không về phố biển? Kể từ đận lên đường dạo ấy… Bao nhiêu mùa mưa? Bao nhiêu mùa nắng? Hàng cây bên lối vắng nơi con đường dẫn vào ngôi trường Trung học … rợp nhiều bóng phượng. Lá phượng cứ xanh xanh, và hoa phượng cứ đỏ đỏ hoài trên mái tóc dài của em, trên vai áo trắng dịu dàng mỗi buổi… Em có còn xăn xắn áo dài lên gối chiều chiều nhảy sóng? Những con còng…! Ơi những con còng của biển ngày xưa…
Xóa… Đêm hôm qua, anh mơ một giấc mơ thật đẹp lạ lùng, một giấc mơ đầy ngập tràn những nụ cười và giọng nói của em. Anh mơ thấy anh cùng em đi lang thang… lang thang… trên những bãi cát mịn đẹp đẽ quê mình, qua những hàng chè, hàng me, hàng kem, hàng ổi…, hàng cóc, hàng xoài… ngay bên bờ biển. Hàng nào em cũng sà vô (bởi vì anh nợ em những bài tập làm văn em làm miết cho anh suốt từ hồi còn nhỏ tới lớn, những bài luận và thuyết trình về những tác phẩm… như là tác phẩm “Nhà mẹ Lê” của Thạch Lam, “Màu tím hoa sim” của Hữu Loan, “Đèo Cả, Đèo Cả…/ Núi cao ngất/ Mây trời Ai Lao/ Sầu đại dương…” cũng của ông này, “Tây Tiến” của Quang Dũng, “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm... " Em ơi! Buồn làm chi/ Anh đưa em về sông Đuống/ Ngày xưa cát trắng phẳng lỳ/ Sông Đuống trôi đi/ Một dòng lấp lánh/ Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ...", hay là những tác phẩm gì gì nữa…? Nhiều quá làm sao anh nhớ? Em thì cứ đòi đòi hoài, còn anh thì cứ cười cười trừ, cộng với gãi đầu gãi tai...) Đang “ngon giấc” thế thì toán tiền đồn ập về với một tù binh vừa bắt được, một tù binh còn rất trẻ - một thằng nhỏ, ấy vậy mà trên nón đã thấy ghi: Nam Lào – Đường 9, Căn Cứ Biệt Động Quân Bắc, Căn Cứ Biệt Động Quân Nam, Căn Cứ 5, Căn Cứ 6… và những chữ lạ lắm: “Cây cúc đắng quên lòng mình đang đắng/ Trổ hoa vàng dọc suối để ong bay…”***** Lấy cung từ không được, hỏi cách gì nó cũng không hé môi, cậu Luân - toán trưởng tiền đồn cáu tiết: “Nói lẹ lên! Không tao đá cho cái chết mẹ… bây giờ”. Tiểu đoàn trưởng cười cười: “Thì nó là Trinh Sát của Sư đoàn Thép chớ còn gì nữa. Và kỳ này là tụi nó tính “dứt” mình đây. Nên mới pháo mình kỹ vậy. Mà sao xài toàn đạn delay, ở đâu ra nhiều dữ vậy mày? Còn mấy cái chữ kia là thơ của mày đó hả? Làm thơ sao còn đi lính? Trinh Sát - Thi Sĩ à? Ha ha… Thảo nào mà mày không bị bắt. Chán mớ đời! Thôi, cho nó ăn cái gì rồi chừng nào có trực thăng gởi nó về Lữ Đoàn… Chớ để ở đây xớ rớ thẩn thơ thì chết…”
… Em thương mến! Chỉ còn ít phút nữa… là B-52 sẽ đến, theo đúng như kế hoạch hỏa yểm của Lữ Đoàn... Chỉ còn ít phút nữa... là những Pass bom với hàng ngàn những trái bom 500 cân Anh sẽ được thả xuống, cộng với những Boxx đạn pháo binh cũng gồm hàng ngàn qủa đạn đã được chấm sẵn toạ độ…, những tiếng nổ sẽ rít lên, lửa hủy diệt sẽ bốc cháy, và khói độc sẽ che kín bầu trời…, những vì sao của chúng mình sẽ tắt… Nhưng, em thân yêu, chẳng hề gì. Anh đã cầu nguyện thật nhiều lần cho em đêm nay được bình yên, cho cả những tháng ngày sắp tới nữa… Nhớ đừng có buồn, đừng có khóc, đừng ra biển một mình, biển mùa này nhiều sóng lớn. Nhớ đừng cắt tóc, cũng đừng x…”
... Một ngày cuối tháng Ba năm một ngàn chín trăm bảy mươi lăm tràn nắng, cứ điểm tử thủ cuối cùng ở Quy Nhơn - Bản doanh của Sư đoàn Bộ Binh số 22, bị đánh chiếm. Thành phố ngập dân di tản từ Vùng I, từ Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi... Con đường quốc lộ chạy ngang qua Quy Nhơn, chạy dọc theo suốt một dải đồng bằng ven biển rũ rượi, lũ lượt dòng người gồng gánh. Lệnh tấn công trong hành tiến... “Thần tốc, thần tốc hơn nữa... Táo bạo, táo bạo hơn nữa...” Xích sắt của các Lữ đoàn xe tăng nghiến nát mặt nhựa. Lính bộ chiến hành quân rầm rập ở hai bên mép đường. Tiếng súng cao xạ bắn máy bay nổ hối hả vào các phi tuần phản lực A-37 đang đánh bom phá cầu. Giọng Bắc của những người lính hét lên quát bảo dân di tản nằm xuống... “Thêm mày nữa, S...! Sao cứ đứng như trời trồng, như Từ Hải thế kia? Ôi giời...!” Nắng Miền Trung rát mặt, những cơn nắng biển xanh ngắt... Ở đâu trong dòng người đang chạy, đang ngã kia... người con gái đáng lẽ ra phải nhận lá thư dang dở thấm máu vẫn nằm yên dưới đáy ba lô từ một buổi chiều mùa khô cao nguyên năm nọ? Chiếc kèn Acmônica anh vẫn thường hay lấy ra thổi vu vơ trong những đêm ngủ rừng chập chờn mộng mị... “Đừng ra biển một mình, biển mùa này nhiều sóng lớn...” Cũng vào một ngày tháng như ngày tháng này đây... Nhưng bây giờ, đã chẳng còn có ai một mình ra biển...
Xóa*** ***
“- Sao mày cứ nhắc chuyện chiến tranh hoài vậy? Mà mày nhắc mãi thế để làm gì?”- (Ừ, để làm gì nhỉ? Làm sao tôi biết...) Người bạn tôi gốc Quy Nhơn từ điệu cười giọng nói (từ thời các cụ kỵ xa xôi còn gọi chiếc đầm có chiều dài hơn 10 cây số, chiều rộng tới gần 4 cây số ở phía Đông Bắc của thành phố, là Hải Hạc Đàm. Đó chính là tên chữ của một địa danh Chàm xưa cũ, nguyên gốc tiếng Phạn là Cri Vinaya…, sau được phiên âm qua tiếng Hán thành Thị-lị-bì-nại, trong dân gian vẫn quen gọi là đầm Thị Nại), dân xứ biển 100% lại sang tận nước Nga xa xôi để học Trường Rừng (Trường Lâm Nghiệp), vẫn thường hay phừng phừng mắng mỏ tôi như vậy! Ôi Quy Nhơn…! Bạn làm sao có thể biết được, rằng tôi xa Quy Nhơn đến nay đã tròn bao nhiêu buổi? Bạn bảo: quên mấy cái món bún ốc, bún chả(cá) thời chiến đó của mày đi(bởi mấy cái món này giờ trong Sài Gòn người ta bán đầy), mai hồi về Quy Nhơn tao dắt đi ăn chè Cô Bảy ở ngã Tư đường Tăng Bạt Hổ - Lê Hồng Phong... cho biết thế nào là ẩm thực của thành phố Phượng Hồng, gánh chè của cô Bảy nhỏ nhỏ nhưng lừng danh bởi cái thứ triết lý nghe cũ rích này: “Nấu sao cho người ta ăn thấy ngon, mình cũng mát dạ. Mình lấy công làm lời là chính mà.”(Ôi ở đời, trước ma lực của đồng tiền, mấy ai còn giữ được tấm lòng đàng hoàng, thân thiện thế). Mà toàn Việt Kiều Tư Bản Ca Na Đa, Mỹ... bay nửa vòng trái đất về chỉ để mua bì chè Cô Bảy nghe không mày! Bạn tôi còn cười hừng hực kể rằng: - Có lần thèm chè Cô Bảy quá, tao gọi điện thoại cho nhỏ bạn thời còn đi học nhờ nó đi ra chỗ gánh chè ăn vòng hết một lượt tất cả các loại từ chè bông cau trắng phức trắng phau cho chí chè đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ…, chè ỷ… ăn hết ráo rồi tả tao nghe! Nó đi đụng trời mưa ướt như chuột lột, ướt từ trên xuống dưới, nổi quạu nhắn tin sang càu ràu… “Ông lãng tử thế thì ông tự về đi mà ăn, mưa gió thế này, Cô Bảy-Cô Tám gì…" Tao nói: “Ừ, em mua vé máy bay cho anh đi…” Thế là vội vàng: “Thôi thôi lạy ông! Để đó tui ăn…” Chết cười! Ha ha... Hoan hô con gái muôn năm! Chè Cô Bảy muôn năm...! Rồi sau tao sẽ chiêu đãi mày cá nục đầm Thị Nại: nục Vọng, nục Gai, với lại thêm nước mắm Gò Bồi nổi tiếng… Mình sẽ đi chơi Tháp Đôi, đi thung lũng Quy Hòa, đi Mũi Rùa, Gành Hổ. Lên Gành Ráng thăm mộ Hàn Mặc Tử, lớ ngớ đứng ở ngọn Đồi Thi Nhân để nhớ người Thi Sĩ quê gốc ngoài Thanh Hóa, sinh ở Lệ Mỹ - Đồng Hới, Quảng Bình nhưng làm thơ và chết ở đất này đây:
“Ha ha! Ta đuổi theo trăng,
Ta đuổi theo trăng…
Trăng bay lả tả, ngã trên cành vàng,
…”
Tao cũng sẽ nhờ một ai đó giải thích cho mày lai lịch cái tên gọi “Bàn Thành Tứ Hữu” – có nghĩa bốn người bạn ở đất Bàn Thành, tức là thành Đồ Bàn của Chiêm Quốc xưa… Tên mà người đời đã dùng để gọi bốn nhà thơ từng vinh danh cho đất Quy Nhơn, Bình Định: long, ly, quy, phụng(Hàn Mặc Tử: long, Yến Lan: lân, Quách Tấn: quy, và Chế Lan Viên: phụng)… Quy Nhơn của tao đâu chỉ có mỗi niềm tự hào là đất võ, Bình Định từ hồi nào cho tới giờ cũng còn là đất văn nữa chớ… Rồi thì Lầu Ông Hoàng trong câu hát đó… Ghé thăm Lầu Ông Hoàng Đế một chút nghe mày? Xong mình sẽ tới vãn cảnh Đèo Son ở nơi địa đầu thành phố, đứng ngắm mặt trời mọc lên trên dãy Triều Châu…
XóaĐó, Quy Nhơn đó đó… Chớ mày cứ nhớ hoài ba cái chuyện chiến tranh chi cho khổ, cho mệt đầu…
Ừ! Tôi sao cứ nhớ hoài ba cái chuyện chiến tranh làm gì cho khổ? Thời gian đã lùi đâu xa lắm... Bao nhiêu năm tháng đã trôi qua? Vết thương đã lành, mọi thứ đã trở thành dĩ vãng... Nhưng, không phải, không hẳn là như thế. Tôi biết rằng không phải. Tôi biết rõ điều đó trong từng những đêm mất ngủ, trong mỗi khi nghĩ về thời thơ ấu của mình, của bạn bè cùng trang lứa... “Không có ai chọn cửa mà sinh ra”. Ờ, tôi sinh ra đã không là người Nga, người Mỹ..., người Anh, người Úc..., cũng không phải gã Di-gan cuối đường trộm cướp... Tôi sinh ra làm người Việt Nam trên mảnh đất Việt Nam một thuở đó..., của mình. Tôi sinh ra làm con của Ba tôi - hiền lành mà ngang tàng, kiêu hãnh. Làm em của anh S - cựu binh sư đoàn Thép đã đi qua không biết bao nhiêu là mùa mưa mùa nắng mà vẫn cứ còn bàng hoàng nằm mê sảng những cơn mê chiến trận... Anh cứ mãi lẩm bẩm đọc cho tôi nghe hoài nghe hủy cái câu thơ mở đầu trong bài thơ GỬI SƯ ĐOÀN CŨ... của Nguyễn Đức Mậu: “Nếu tất cả đều trở về đông đủ/ Sư đoàn tôi sẽ thành mấy Sư đoàn...”, hay cái câu thơ Lê Bá Dương: "Đò xuôi Thạch Hãn ơi chèo nhẹ/ Đáy sông còn đó bạn tôi nằm/ Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm..." anh khóc, hôm đi Quảng Trị về... Anh có quên gì đâu, mà hỏi vì sao tôi nhớ? Quy Nhơn, Phù Cát… ở Vùng II, Phước Tường, Đà Nẵng… ngoài Vùng I, em gái tôi sinh ra đời ở miền cát trắng Hòa Khánh - Hòa Vang, đứa nữa ở thành phố Biên Hòa… thuộc Vùng III, Má tôi đành đoạn bỏ đi một sinh linh tại nhà hộ sanh Biệt Khu Thủ Đô vào đêm trước ngày ngưng tiếng súng. Tôi từng là thằng nhóc tóc cháy vàng hoe những trưa hè bên bờ biển nhiều sóng, nhiều gió... Có người bạn bảo: Ở Quy Nhơn người ta tin là trong lời sóng biển hát ru ngày đêm vẫn có nhắc đến tên những đứa con đã đi xa. Tôi đi mấy mươi năm, chẳng biết sóng có lần nào nhắc đến, có lần nào nhớ tiếng khóc chào đời của đứa bé ngụ cư năm xưa, vào một ngày biển động... Có còn nhận tôi làm đứa con phố biển của mình?
Bao giờ thì về…? Bao giờ? Bao giờ? Tôi chưa biết… Nhưng chắc chắn là phải về chứ! Về để được bạn tôi đưa đi ăn chè Cô Bảy... Để tìm xem xem ở đâu cái ấp Đào Duy Từ một ngày xa xưa nào đã giấu nắm nhau của tôi vào giữa lòng cát ẩm? Để nếu có thể, thăm lại người em gái xứ biển đã một thời thẹn thùng e ấp đi về trong những buổi chiều muộn muộn lá me bay đầy đường... cùng với nỗi ngượng ngùng thương mến len lén dâng đầy trong những nửa khuya bập bùng nơi Ký túc xá 43-45 Nguyễn Chí Thanh… ngỡ ngàng tiếng đàn, điệu hát:
“Cây điệp vàng trước nhà em mỗi tối
XóaXác hoa vàng rụng xuống kín chân tôi
Không hò hẹn sao tôi còn mãi đợi
Đứng lơ ngơ lóng ngóng dưới hiên đời
Khung cửa sổ dịu dàng mở lối
Ngọn đèn khuya lặng lẽ bóng em ngồi
Tóc em xõa xuống đôi bờ vai nhỏ
Dòng thác nào cuộn chảy giữa lòng tôi
Cây rơi vãi lòng tôi không rơi vãi
Chỉ lặng thầm nở một nụ tình si
Em có thấy một mai khi thức dậy
Hai dấu chân tôi để lại trước sân
Lòng tôi đấy yêu mà không dám ngỏ
Xác hoa vàng sẽ nói hộ giùm tôi/.”******
Tôi rời niềm xao xuyến chưa kịp đặt tên là gì, mà không nói với em một lời, dẫu chỉ là một lời chào từ biệt. Tôi sợ điều sẽ đến. Sợ nước mắt sẽ làm liu ríu bước chân tôi. Tôi sợ mình không có đủ dũng khí để nhìn vào đôi mắt ấy, ở trong đấy có màu xanh ngây ngất của biển cháy, có mặt trời đỏ rực buổi sáng sớm, nắng vàng ươm như mơ và sóng hát mãi một điều gì cho bờ cát... “Miền Trung mưa..., Sài Gòn chiều nay có mưa không hả Hương?” - Tôi đã viết cho em như thế, vào buổi chiều hè cuối cùng trên bãi biển quê nhà trước chuyến đi xa... Tôi đã không ghi địa chỉ. Cho mãi đến tận bây giờ tôi cũng chẳng thể nào hiểu nỗi hành động đó của mình. Tôi ngại... Điều ấy thì đã hẳn... Tôi không muốn? Hay tôi mong muốn một điều gì? Tuổi trẻ, ôi tuổi trẻ! Tuổi trẻ kiêu kỳ, tuổi trẻ bồng bột và dại khờ... Tuổi trẻ làm đau mình, đau người... mà nhiều khi không tự biết. Hương chờ tôi ở Sài Gòn để trả lời lá thư tôi viết bằng nét bút, bằng những câu chữ... mà có lẽ suốt đời tôi, tôi cũng không thể nào quên được... “Miền Trung mưa..., Sài Gòn chiều nay có mưa không hả Hương? Có đấy anh ạ! Sài Gòn chiều nay mưa... và nỗi nhớ ngập lòng...”
Tôi năm nay bao nhiêu tuổi? Bao nhiêu là mùa xuân, bao nhiêu là mùa hạ... Bao nhiêu ngày, bao nhiêu tháng đã trôi qua... kể từ buổi rời thành phố nhiều bằng lăng và rợp trời hoa phượng vĩ? Bao nhiêu miền đất tôi đã đi, bao nhiêu miền nữa đang chờ bàn chân tôi bước tới? Tôi vẫn còn trẻ lắm..., mà sao lòng như đã thấy muốn quay về ngồi bên mép nước quê nhà rũ bụi đường xa..., mà sao lòng như đã thấy muốn quay về để nói với người con gái yêu kiều một thời, rằng... hình như không phải thế, hình như tất cả... đáng lẽ ra phải khác, hình như tôi đã cố tình giấu diếm, đã không chân thật được với cả chính mình..., hình như tôi đã đánh mất một điều gì quý giá..., hình như... Và em có thể sẽ mỉm cười nụ cười độ lượng, có thể sẽ xoa đầu tôi dịu dàng, rồi bảo: “Này anh, tóc anh đã chớm bạc hết đây này!” Thì... cũng đã trải bao bể dâu, bao nhiêu nước chảy qua cầu... Hương ơi! Bây giờ em ở đâu?
Kr. 30/4/2011. Cỏ- Trần Đình Bảo
*Thơ Nguyên Sa
**Thơ Hoàng Trúc Ly
***Thơ Vũ Hữu Định
****Thơ Vũ Hữu Định
*****Thơ Phạm Tiến Duật
******Cây điệp vàng - Nhạc: Nguyễn Ngọc Thiện - Thơ: Nguyễn Thái Dương
Cỏ một lần nữa xin lỗi vì đã làm phiền Bác.
XóaXin Chúc Bác- Người Lính Cũ, Những Ngày Tháng Tư Bình Yên!!
Kính!
Cỏ-
(.....Bác Giang hồi đó không biết đã có mặt ở Sư đoàn chưa?) vào năm 1972 chốt chặn khu vực suối Tàu Ô ngăn không cho cả Sư đoàn 25 của Tướng gốc Dù Lê Văn Tư, cả bản thân Lữ Dù lên giải tỏa An Lộc. Những ngày đó là đầy máu và nước mắt. Những ngày mà Lính Cộng Hòa suốt từ sáng cho đến tối không thể nào tiến lên được cho dù chỉ là một thước, tiến lên một bước là tức khắc bị bắt buộc phải lùi lại một bước… Lòng quả cảm của Người Lính Việt nằm ở đấy Bác ạ! Tàu Ô- An Lộc- Xuân Lộc…, và rồi còn biết bao nhiêu là những chiến trường đẫm máu khác nữa… Màu áo tuy khác. Màu cờ tuy khác. Thế nhưng còn màu máu? Thế nhưng còn màu da? “Người Việt nào không da vàng. Mẹ Việt nào không khóc con?”
XóaNgày 30 Tháng 4 thêm một lần nữa lại đang sắp đến gần… Cỏ liều lĩnh gửi Bác Vũ Giang- một Người Lính cũ, cái Tản văn- Ký sự cỏ viết vào dịp 30 tháng 4 năm trước, coi như là Cỏ tỏ bày với Bác quan điểm của mình vậy. Đồng thời nó cũng như là một nén nhang, một cúi đầu trước vong linh của tất cả NHỮNG NGƯỜI LÍNH VIỆT- NHỮNG BẬC CHA CHÚ, cho dù là họ có cầm súng ở phía bên này hay ở phía bên kia…
Kính phím
Cỏ-")
Bác Giang ngày đó nằm gai nếm mật ở Tàu Ô đấy, người lính Sài Gòn dù ở sư đoàn 5; sư đoàn 18, sư đoàn 21, sư đoàn 25.... khi được điều động lên đây đều ngán cả, Tôi thường đọc được nhữ câu như thế này viết trên cái nón sắt của binh sĩ QLVNCH
" Tầu Ô đi dễ khó về
khi đi đông bạn.... khi về mình tôi"
....."Mẹ già có thương con thì nhìn dị ảnh.....Người yêu có khóc rồi cũng sang ngang...", cái may mắn của chúng tôi là được bà con che chở đùm bọc là một học trò rời mái trường phổ thông Miền Bắc đi bộ gần 6 tháng vào đây, mỗi người như chúng tôi ít ra cũng phải đội vài tấn bom đạn,từ máy bay B52,A37.OV10,L19, F5, HU1A bắn xuống đỏ đất lên Cỏ ah. Trong vòng 152 ngày đêm tại Tàu Ô Xóm Ruộng đả có 1062 chiến sĩ quân chủ lực và du kích đia phương nằm xuống mảnh đất này,vnhiều chiến sĩ gái là nông dân vùng này tuổi 60-70 tóc bạc phơ ngày làm dân đêm bẫn làm lính hậu cần tiếp tế cho Việt Cộng, những bà mẹ như rứa tham gia khang chiến không nhận huân chương.Cảm ơn Cỏ gửi sang bài viết về ngày 30/4.Tôi cũng có đọc bài viết của giáo sư Trần Chung Ngọc người từng ở trong QLVNCH viết về ngày 30/4/1975. Chào Cỏ nhé biết nhà thi thoảng ghé chơi, tôi không có nghề viết lách nhưng vì yêu thích văn chương có sao viết vậy chân mộc không hư cấu, chúc bạn luôn mạnh gỏi có nhiều bài viết hay. và dưới đây là tôi viết về người chiến sĩ ấy.
XóaMÁ SÁU MIỀN ĐÔNG
Vũ Giang
Tôi về thăm lại Bình Dương
Nhớ ngày còn ở chiến trường năm xưa
Có bà má tóc bạc phơ
Gọi là “Má Sáu”… Bây giờ ở đâu ?
Năm xưa khi gặp lần đầu
Hỏi tên Má Sáu để sau con tìm
Má cười: “Thôi cho Má xin
Bay gọi Má Sáu, tau yên tâm rùi
Lỡ bay không giữ được lời
Tụi nó biết được là… đời phiêu diêu” (1)
Má ơi! Thương má thật nhiều
Hòa bình lập lại bao nhiêu năm rồi
Con về tìm má khắp nơi
Minh Hòa, Minh Thạnh, Tân Khai, Chơn Thành
Phước Sang, Phước Vĩnh, An Bình
Đi qua Phú Giáo, tìm sang Phước Hòa… (2)
Nhắn tìm Má Bảy, Má Ba
Má Tư, Má Sáu… bây giờ ở đâu ?
Trầm ngâm con đứng hồi lâu
Nơi này năm trước má đầu bạc phơ
Má chưa đến trễ bao giờ
Đêm ra điểm hẹn đứng chờ thăm con
Thân gầy nhưng sức vẫn còn
Hỏi han từng đứa: “Các con cần gì?”
Má mua từng bịch thuốc rê
Gói mè, gói muối… mang về tặng con
Bây giờ nếu Má Sáu còn
Ước chừng tuổi Má đã tròn “mười mươi”
Nếu như má đã về trời…
Hương lòng con gởi về nơi suối vàng
Anh hùng người Mẹ Việt Nam
Chính là các Má kiên gan tuyệt vời
Đánh giặc không kể tuổi đời
Không cần nhân lấy một lời ngợi khen
Ngày nay Đất nước bình yên
Nhớ thương các má dịu hiền ngày xưa.
Dĩ An Bình Dương 07/2003
(1) Năm 1972 đơn vị Trung đoàn 141, Sư đoàn 7, Quân đoàn 4 chúng tôi về chốt chặn đường 13 khu vực Bến Cát -
Chơn Thành, Bình Dương, có một bà má vất vả tiếp tế cho bộ đội. Tôi hỏi tên má là “Sáu gì”? Má cười và nói ngay:
Thôi mà, cứ gọi tao “Má Sáu” được rồi, nói với tụi bay Sáu gì, lỡ không may bay bị chúng bắt mà khai ra, là chết tao!”
Viết những dòng này, tôi cùng đồng đội - những người còn sống, xin thay lời những liệt sỹ đã hy sinh xin cảm ơn
các Má Miền Đông Nam Bộ, đã chở che đùm bọc Quân giải phóng trong những ngày chiến tranh vô cùng khốc liệt.
(2) Các địa danh nay thuộc tỉnh Bình Dương và Bình Phước.
không biết có phải là một sự trùng hợp không mà hôm nay lần đầu tiên mưa ghé thăm ngồi nhà (trên blog) của một người lính đúng vào ngày cả nước ta và nhất là các anh không thể nào quên ngày đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóakhi mưa cất những bước đi đầu chập chững đầu tiên là khi nước nhà hoàn toàn thống nhất...
xin cảm ơn tất cả những người đã dành trọn tình yêu, tuổi trẻ (hy sinh những cái riêng) cho quê hương. (những người cha,anh,người mẹ,chị và cả em nhỏ, những người lính...)
đọc bài viết của anh và những dòng viết của tácgiả Cỏ - mưa thấy thật xúc động -chiến tranh- sự chia ly, buồn vui trong lòng những người đã từng đi qua nó-
là con của người lính năm xưa mưa xin chúc anh VG, blog Cỏ vui vẻ và tất cả các anh chị cùng các bn trong những nghĩ lễ nhé..
Cảm ơn Mưa đã đồng cam chia sẻ, bằng thời gian như từ ngày tắt lửa chiến tranh lại đây nữa thôi là các cô các cậu sinh ra vào ngày 30/4/75 sẽ thành những cụ ông, cụ bà tuổi 80. Đời người như gió thoảng......!
Xóa